CHẾ ĐỘ ĂN- DINH DƯỠNG- TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI BỆNH GAN

Sau khi được chẩn đoán bệnh gan,  những câu hỏi đầu tiên mà  người bệnh  thường hỏi là tập trung vào chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Thông thường những câu hỏi được hỏi bao gồm: thức ăn nào thì tốt cho gan? Có những thức ăn có hại cho gan không? Bổ sung vitamin thì hữu ích không? Bao nhiêu protein tôi nên ăn cho bữa ăn của mình? Tập luyện có phải là một ý kiến tốt? Những môn thể thao nào thì nên tránh ? Thật không may, nhiều bác sĩ thiếu những kiến thức chuyên môn để cung cấp những câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi này hay tương tự như vậy. Một lý do cho điều này là vì hầu hết các trường y đã không dành đủ thời gian cho vấn đề về chế độ ăn, dinh dưỡng và luyện tập.
     Mọi thức ăn khi vào cơ thể  đều phải đi qua gan để chuyển hóa. Chức năng gan như một cái máy lọc để bảo vệ cơ thể khỏi những chất có hại, và chịu trách nhiệm cho việc sản xuất  và sử dụng các chất dinh dưỡng. Vì vậy mọi thứ được tiêu hoá đều có một ảnh hưởng đến gan: có tốt, có xấu. Đó là lý do tại sao cần sự phù hợp cho mọi người ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe của gan. Đó là sự thật quan trọng khi gan bị tổn thương. Hiểu những vấn đề cơ bản về dinh dưỡng là cần thiết để có những chọn lựa thức ăn sáng suốt mà sẽ tốt cho gan. Vì vậy những quy định của FDA là nhãn của những thức ăn bao gồm thông tin dinh dưỡng. Một người với bệnh gan nên luôn đọc những nhãn này cẩn thận. Vì vậy, hầu hết mọi người với bệnh gan cần phải hạn chế một vài thức ăn trong những chế độ ăn kiêng của họ. Điều này không nên xem như một sự trừng phạt mà như một bước dẫn đến một gan khỏe mạnh.  Việc tập luyện là một tiến hành quan trọng trong việc chiến đấu chống lại bệnh gan. Việc tập luyện đều đặn sẽ tăng những mức năng lượng, giảm stress đối với gan, và trong nhiều trường hợp thậm chí là chậm cả sự bùng phát những biến chứng chắc chắn liên quan với bệnh gan.
    Càng hiểu biết về dinh dưỡng và tập luyện, thì càng biết cách sống để cho sức khỏe tốt nhất và bệnh tật ít nhất. Đấy là tại sao mà chương này thảo luận về những vấn đề quan trọng này. Nó cung cấp những thông tin đúng tập trung vào protein, carbohydrate, mỡ, các vitamin, và những khoáng chất và những yêu cầu dinh dưỡng khác nhau phụ thuộc vao bệnh gan cụ thể.  Cuối cùng, sự quan trọng của tập luyện, cả aerobic và tập nặng, cho những người bệnh gan được bàn luận.

I.CÓ MỘT CHẾ ĐỘ TỐI  ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH GAN KHÔNG?

    Thật không may, một người không thể mong muốn đi bộ đến phòng khám bác sĩ và yêu cầu “ một chế độ ăn kiêng cho bệnh gan”. Một chế độ ăn kiêng toàn diện đơn giản thì không thể tồn tại. Nhiều yếu tố được coi  không khả thi đối với một chế độ ăn kiêng gan được chuẩn hóa, bao gồm những thay đổi giữa những loại khác nhau của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan rượu khác với bệnh xơ gan  mật nguyên phát) và các giai đoạn của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan ổn định không có nhiều tổn thương thì ngược với xơ gan mất bù không ổn định). Thậm chí một trong những rắc rối y khoa khác của những  người này mà không liên quan đến bệnh gan của họ, như tiểu đường hay bệnh tim, cũng phải được chú ý trong chế độ ăn. Mỗi một người có những yêu cầu dinh dưỡng cá  nhân của bản thân, và những yêu cầu này có thể thay đổi cùng thời gian.
Hầu hết mọi người với bệnh gan đều thấy rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày thì là phương pháp tốt nhất,  đạt tốt đa mức năng lượng và khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, nếu một người yêu cầu ăn ba bữa trong một ngày thì hãy cố gắng theo câu nói “Ăn sáng như một ông vua, ăn trưa như một hoàng tử, và ăn tối như một người cùng khổ”.
Điều quan trọng là nhớ sự khác nhau ở thành phần calori giữa những nhóm thức ăn khác nhau. Trong khi protein và carbohydrate cung cấp 4 caroli trên 1 gram, thì mỡ cung cấp 9 caroli trên 1 gram. Cũng quan trọng để biết rằng 1 gram cồn tương đương với 7 calori. Vì vậy cồn thật sự cũng cung cấp nhiều năng lượng trong cấu trúc năng lượng cho cơ thể hơn protein và carbohydrate và hơn nhỏ hơn một chút so với cung cấp của mỡ. Tuy nhiên, trong khi cồn có thể cung cấp trong một người với một vài mức năng lượng thì nó hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, cồn được coi là cung cấp “những calori vô nghĩa”.

II.NHỮNG HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG NÓI CHUNG ĐỐI VỚI BỆNH GAN

    Cho dù thông tin ở trên, một chế độ ăn tối ưu cho một người với bệnh gan ổn định  có thể bao gồm tất cả những yếu tố được liệt kê bên dưới. (bạn sẽ chú ý thấy rằng chế độ ăn kiêng này tương tự một chế độ ăn cho sức khỏe nói chung đối với mọi người- thậm chí cả người không bệnh gan. Và, thực tế, nó chính xác là như thế..)

Khi con người ăn một chế độ ăn nhiều loại thức ăn, gan phải thường xuyên  hoạt động để chuyển hóa và cân bằng  để đảm bảo rằng dinh dưỡng tốt đến các cơ quan thích hợp. Ở một người khoẻ mạnh, hoạt động cân bằng này xảy ra một cách tự động. Nhưng khi gan đã bị yếu hay suy yếu, nó sẽ có rắc rối trong việc sắp đặt lại những chất dinh dưỡng khác nhau. Đấy là nơi mà chế độ ăn kiêng của một người có vấn đề về gan là cần thiết. Nếu cô ấy ăn những thức ăn cân bằng một cách đúng đắn, thì gan của cô ấy sẽ không phải làm việc vất vả. Dinh dưỡng là một mặt của bệnh tật nơi một người có nhiều mức độ điều khiển và có thể tham gia tích cựcvào tốc độ hồi phục bệnh và thu nhỏ khả năng những tổn thương thêm vào. Những phần sau thảo luận những chất dinh dưỡng khác nhau một cách chi tiết.

1/Protein


Những Protein là những khối xây dựng chính mà cơ thể dùng để tạo những thành phần cơ thể như cơ, tóc, móng, da và máu. Các protein cũng tạo nên những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch được gọi là kháng thể, nó giúp chống lại bệnh tật. Các protein được tạo nên từ những khối xây dựng nhỏ hơn được gọi là những amino acid. Việc ăn protein bình thường thì quan trọng để xây dựng và duy trì khối cơ và chữa lành bệnh  và tái tạo lại. Gan mang trách nhiệm đầu tiên cho việc tạo ra một cách chắc chắn là những protein cũ đã bị phá huỷ và tái tạo lại và những protein mới này thì luôn sẵn sàng. Những protein cũng có thể được dùng như một nguồn năng lượng, mặc dù chúng không có hiệu quả như carbohydrate và mỡ. Chúng chỉ được dùng như một nguồng năng lượng ở một hoàn cảnh sau, như thiếu ăn hay tại giai đoạn cuối của bệnh gan khi cơ thể bắt đầu phá huỷ bản thân cơ của chính nó ở trong tình huống tuyệt vọng để duy trì sự sống. Được biết như hủy cơ, đấy là biểu hiện rõ ràng của cơ thể khi gầy sa sút, thiếu hụt cơ bắp. Những người với việc huỷ cơ thì thường được coi trông giống như “da bọc xương”.
Khi protein như là một thành phần sống còn của cơ thể, thì nhiều người tin tưởng một cách sai lầm rằng họ ăn nhiều protein hơn thì sẽ tốt hơn.  Không chỉ sự tin tưởng đó là hướng dẫn sai lầm mà đối với một vài người gan suy yếu thì việc tiến hành dinh dưỡng như thế có thể nguy hiểm thật sự. Rắc rối là một gan suy yếu thì không thể chuyển hoá được nhiều protein như một cái gan khỏe mạnh. Và khi một gan suy yếu quá tải với protein thì bệnh não có thể xảy ra. Cuối cùng, những chế độ ăn cao protein đã được chứng minh làm kiệt sức hoạt động của hệ thống enzyme cytochrome P-450, hệ thống có trách nhiệm chuyển hoá thuốc. Hoạt động quá sức này làm gia tăng khả năng mà thuốc quay trở thành độc tố bởi sản phẩm do  gan tổn thương tạo ra.

2/Những đề nghị chế độ ăn đối với protein

Khi một người nghĩ đến protein, một cái hamburger ngon lành hay một con gà quay có thể được nghĩ đến. Tuy nhiên, nhớ rằng protein có nguồn gốc thực vật thì cũng tốt như protein có nguồn gốc từ động vật (xem bảng 23.1 dùng cho những chất chứa protein của những thức ăn thông thường). ăn prtein phải được điều chỉnh theo cân nặng của cơ thể và mức độ của biểu hiện suy yếu gan. Khoảng 0,8 gram protein trên kg cân nặng cơ thể (2,2 pounds) được đề nghị cho chế độ ăn mỗi ngày của những người với bệnh gan ổn định. Tổng lượng protein ăn vào vào khoảng 40 đến 100 gram mỗi ngày - tương đương từ 20 đến 30 % số calori có nguồn gốc từ protein mà một người nên ăn vào thật sự.
Khi chọn ăn đạm động vật, điều quan trọng là chọn những miếng nạt của thịt (mỡ thấp) như cá, thịt gà trắng, và thịt gà tây trắng. Hãy giữ quan điểm là cho dù những miếng thịt nạt nhất của thịt đỏ thì lượng mỡ cũng cao. Trên thực tế, xấp xỉ 50 đến 75% lượng calori  từ hầu hết thịt đỏ đến thật sự từ mỡ! Thậm chí một miếng thịt xén lọc thật kỹ của thịt nạc đỏ có thể nguồn gốc khoảng 50% số lượng calori có từ mỡ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh gan bởi vì sẽ thừa cân nặng, khi một chế độ ăn nhiều mỡ có thể gây ra những bất thường liên quan đến gan của một người Những người với bệnh gan không ổn định (xơ gan mất bù) cần giảm phần trăm đạm động vật ăn vào  và cần ăn hầu hết là đạm có nguồn gốc thực vật. Một chế độ ăn đạm động vật cao (nó chứa nhiều amoniac) có thể thúc đẩy một giai đoạn của bệnh não ở những người này. Những nhà nghiên cứu thì không chắc chắn là đó là nguyên nhân gây ra bệnh não, nhưng họ nghi ngờ là một lượng quá lớn anomiac trong cơ thể có thể là một trong những lý do để bùng phát bệnh. Một vài chế độ ăn cho người sụt cân bao gồm việc ăn một lượng lớn thịt đỏ (đạm động vật). Những người xơ gan được khuyên tránh bất kỳ những chế độ ăn như thế.

Bảng 23.1. Số lượng protein của những thức ăn thông thường

Thức ăn

Lượng

Số lượng protein

Bánh mì (hoàn toàn lúa mì)

1 miếng

2,5 g

Bông cải xanh (luộc chín, rút nước)

4 ounce

3,4 g

Pho mát (cheddar)

1 ounce

7,1 g

Thịt gà (thịt sẫm màu, quay, không da)

4 ounce

31,0 g

Thịt gà (thịt trắng, quay, không da)

4 ounce

35,1 g

Trứng (được luộc chín)

1 cái lớn

6,0 g

Cá bơn (bỏ lò, nướng hay lò vi sóng)

4 ounce

27,4 g

Giăm bông (được quay)

4 ounce

28,4 g

Hamburger (nướng vừa vừa)

4 ounce

27,3 g

Cừu non (được nóng)

4 ounce

27,8 g

Sữa (hoàn toàn)

1 tách

8,0 g

Peas (đông lạnh, được nấu rồi)

4 ounce

4,0 g

Khoai tây (đã nướng, cả vỏ)

4 ounce

2,6 g

Tôm (hấp)

4 ounce

23,7 g

Gạo (trắng, đã nấu chín)

4 ounce

3,1 g

Mì spaghetti (đã nấu)

4 ounce

5,4 g

Thịt bò (thịt thăn, nướng)

4 ounce

34,4 g

Cá ngừ (khoanh mỏng với dầu thực vật, hấp)

6 ounce

49,8 g

* 1 ounce= 28 g

Chế độ ăn chay,  ở một mặt khác, có số lượng amoniac thấp và được xem thấp hơn chế độ ăn đạm động vật để gây ra bệnh não. Chất xơ thực vật biểu hiện một nguyên tắc trong việc giúp thải trừ những chất thừa có hại, như amoniac ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người có khuynh hướng bệnh não được khuyên duy trì một bữa ăn cao protein động vật và ăn thấp đạm động vật để trở thành những người ăn chay. Loại ăn kiêng này sẽ giúp kiểm soát những triệu chứng tâm thần ở những người trải qua từ vài mức độ của bệnh não cũ. Nhiều xơ, những chế độ ăn protein thực vật có thể giảm mức đường ở một vài người và có thể đặc biệt hữu ích với bệnh tiểu đường có xơ gan và có thể ở những người bệnh mỡ gan không phải rượu (NAFD). Tuy nhiên, cho dù đạm thực vật không hiệu quả và cũng có thể là vấn đề làm giới hạn chế độ ăn. Hằng định, nếu một người đột nhiên phát triển bệnh não, thì có thể cần giới hạn ăn đạm đến 20 gram hay ít hơn mỗi ngày, cho đến khi giai đoạn này được giải quyết.

3/Sự quan trọng của việc tránh bổ sung protein và amino acid

    Thật dễ dàng cho những người bệnh gan ăn quá nhiều protein. Quan trọng  để nhận thấy rằng việc tiêu hoá những protein bổ sung mà chúng thường được tìm thấy ở những siêu thị và cửa hàng thức ăn cho sức khỏe thì có thể cũng nguy hiểm đối với những người có tình hình gan. Những bổ sung protein gây gánh nặng lên gan và thận phải làm việc quá tải để tiêu hoá protein thừa được ăn vào. Vì vậy, protein thừa có thể gây nên nguy cơ mất nước, khi thêm nước được yêu cầu để bài tiết những sản phẩm của sự chuyển hoá protein từ cơ thể. Cuối cùng, những bổ sung protein mà không được qui định bởi FDA , thường chứa những khác nhau về các vitamin, khoáng chất, và những bổ sung thức ăn khác mà có thể gây nên những dư thừa nguy hiểm những thành phần đó trong cơ thể. Những bổ sung protein chỉ được yêu cầu cho những người suy dinh dưỡng và không đủ khả năng để chấp nhận chế độ ăn đạm thông thường của chế độ ăn được quy định.
Bổ sung amino acid cũng có nguy hiểm tiềm tàng đối với những người bệnh gan. Mặc dù những amino acid thậm chí là tự nhiên, thì nó cũng không có nghĩa là chúng luôn luôn an toàn, đặc biệt đối với những người bệnh gan. Hầu hết những bổ sung amino acid có giá trị vượt quá số lượng mà cơ thể cần. An những số lượng quá nhiều những amino acid có thể gây những ảnh hưởng phụ trầm trọng. Có thể ví dụ được biết nhiều nhất là bổ sung có L- tryptophan, một amino acid aromatic (AAA) được xem như một bổ sung để gây hôn mê. Được xem là an toàn và tự nhiên trong nhiều năm, L- tryptophan sau cùng đã bị cấm bán bởi FDA vào năm 1990 bởi vì nhiều người đã ăn amino acid này gây nên một rối loạn cơ nghiêm trọng. Thậm chí tử vong đã xảy ra một vài người như là kết quả của việc ăn vào L- tryptophan. Một vài những bổ sung amino acid khác thì cao AAA (ví dụ: phenvalanin, tyrosine, và tryptophan), loại amino acid đã được chứng minh là có hại đối với một số người bệnh gan. Một amino acid khác, methionine, có thể gây bệnh não ở những người bệnh gan. Những rau quả chứa methionine rất ít nhưng có hàm lượng cao những amino acid phân nhánh (BCAAs: branched chain amino acids, như leucine, isoleucine, và valine). Một vài chuyên gia tin tưởng BCAAs thì tốt cho những người bệnh não. Tuy nhiên, không một trường hợp nào nên bổ sung amino acid nào vào chế độ ăn của một người bệnh gan.

4/Carbohydrate

Chức năng chính của carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate cung cấp năng lượng này dưới dạng glucose (đường máu). Có hai loại carbohydrate. Loại đầu tiên được biết là carbohydrate đơn (những đường có thể bẻ gẫy bằng tiêu hoá). Carbohydrate đơn có thể bao gồm chỉ đường đơn, được gọi là monosaccharide và chúng gồm glucose, fructose (đường trái cây), và galactose (một thành phần của những sản phẩm sữa). Hay chúng có thể gồm những đường đôi, được gọi là disaccharide và chúng gồm maltose (được dùng lên men bia), sucrose (đường mía và lactose (đường sữa).
Carbohydrate phức bao gồm những polysaccharide (hàng trăm những đường đơn được liên kết với nhau) và thường được biết như những tinh bột và xơ. Carbohydrate phức không thể ngay lập tức sử dụng cho cơ thể như năng lượng. Đầu tiên chúng phải bị bẻ gãy thành glucose bằng cách nấu hay quá trình tiêu hoá. Ví dụ những carbohydrate phức như hạt ngũ cốc, quả hạch, hạt giống, bánh mì, mì ống, gạo, thức ăn từ ngũ cốc, và khoai tây.


Bảng 23.2. số lượng carbohydrate của những thức ăn thông thường.

Thức ăn

Kích thước

Số lượng carbohydrate

Táo

1 medium

21,1 g

Chuối

1 medium

26,7 g

Bánh mì (bột lúa mạch đen chưa rây)

1 khoanh

14,7 g

Bánh mì (lúa mì)

1 khoanh

10,6 g

Bánh mì (trắng)

1 khoanh

13,0 g

Sữa

1 tách

11,7 g

Đậu phộng

2 muỗng

5,7 g

Khoai tây (nướng có vỏ)

1 medium

51,0 g

Khoai tây (nghiền)

½ tách

18,4 g

5/Những đề nghị về chế độ ăn của carbohydrate

Những người bệnh gan nên phấn đấu một chế độ ăn bao gồm xấp xỉ 60 đến 70 % carbohydrate, với carbohydrate phức chiếm số lượng nhiều hơn. Đối với những người như vậy, một chế độ ăn cân bằng tốt sẽ bao gồm ít nhất 400 gram carbohydrate (xem bảng 23.2 : số lượng carbohydrate của một vài thức ăn thông thường.). Nếu có quá nhiều carbohydrate ở chế độ của một người, điều này sẽ có kết quả giống ở việc ăn quá nhiều protein và mỡ. Nếu quá nhiều protein được ăn và không đủ carbohydrate, thì gan sẽ bắt buộc phải dùng protein như một nguồn năng lượng. Đấy là một việc dùng protein không hiệu quả và không khôn ngoan, bởi vì protein có nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng tế bào và mô. Vì vậy, điều này sẽ đặt những stress đối với gan như là gây nên thêm sự mệt mỏi hơn đối với gan để đảo ngược protein thành năng lượng hơn là đảo ngược carbohydrate thành năng lượng. Nếu quá nhiều mỡ và không đủ carbohydrate được ăn thì nhiều rối loạn về sức khỏe, bao gồm béo phì, có thể gây ra. Điều đó có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ hay bệnh gan nhiễm mỡ không rượu (NAFLD) . Điều đó quan trọng để nhớ rằng một bữa ăn carbohydrate phức như mì ống không nên được tràn ngập nứơc sốt với kem, bơ hay dầu. Làm như chỉ dẫn thì quá nhiều mỡ bên trong một món ăn sức khỏe khác. Hãy nhớ rằng carbohydrate phức quá mức ở một mặt khác có thể dẫn đến giữ nước và không hấp thu những vitamin và khoáng chất cần thiết.
Những carbohydrate đơn như nho, kẹo hay mật ong có thể gây dính răng. Ơ những người bị miệng khô, đấy là đặc biệt, do đó gia tăng khả năng những lỗ sâu ở những bệnh nhân này. Vì vậy, điều quan trọng đặc biệt là những người miệng khô (thỉnh thoảng được biểu hiện như một triệu chứng ở những người xơ gan tắc mật tiên phát hay ở những người viêm gan B mạn hay C trong quá trình điều trị interferon) nên chải răng  ngay lập tức sau khi ăn hay ăn bữa phụ. Điều này có thể yêu cầu những người này mang bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng  đến quán ăn, công sở hay trường học. Do đó những người này có thể nên dùng một kem đánh răng được kê toa sản xuất đặc biệt dành cho những người có khuynh hướng bị bệnh nha khoa.
Những người có bệnh gan rượu (ALD) thường chịu sự chuyển hoá carbohydrate bất thường. Gần 1/3 số họ bị tiểu đường. Một chế độ những thức ăn giầu chất xơ, carbohydrate phức có thể cải thiện một vài điều gì đó tình trạng của họ.

6/Carbohydrate và gan

    Gan thực hiện một nhiệm vụ chủ chốt là chuyển hoá carbohydrate. Trước khi đường có khả năng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, chúng phải qua gan, nơi quyết định vận mệnh của  chúng. Gan  phải lam việc rất vất vả mới khôi phục bất kỳ những bất cân bằng dinh dưỡng có thể có đối với những thói quen ăn uống xấu. Vì vậy, nó có thể gửi lập tức đường (trong cấu trúc của đường) vào trong máu để cung cấp một năng lượng hằng định cho một người cần nó. Hay gan có thể gửi đường đến não hay cơ, phụ thuộc vào những hoạt động nào được thực hiện tại thời điểm . Hay nó có thể quyết định tích lũy glucose (trong cấu trúc của glycogen) để dùng sau đó khi cơ thể yêu cầu năng lượng nhiều hơn. Nếu carbohydrate quá nhiều được ăn vào thì gan chuyển nó thành mỡ (trong cấu trúc của triglyceride). Trong trường hợp này, những tích lũy mỡ quá mức trong cơ thể - thường ở những vị trí nơi mà nó ít được mong muốn nhất. Mỡ quá mức có thể được ký thác trực tiếp ở trong gan, kết quả là gan nhiễm mỡ hay NAFLD .
Chuyển những thức ăn khác carbohydrate thành năng lượng thì cũng căng thẳng ngay cả đối với một gan bình thường. Do việc ăn một chế độ không cân bằng có ít carbohydrate phức một người bệnh gan sẽ có thêm căng thẳng mà bệnh này sẽ gây ra cho gan của người bệnh. Trong thực tế, đấy là một nguyên nhân tại sao nhiều người bệnh gan như vậy cảm thấy mệt. Đơn giản, những chế độ ăn của họ đang chống lại bản thân họ. Một chế độ ăn cân bằng tốt có thể giúp chống lại sự mệt mỏi liên quan đến bệnh gan.  Ăn những bữa ăn nhỏ trong suốt ngày thay vì ba bữa lớn được đề nghị. Mỗi bữa nên tập trung vào những carbohydrate phức như khoai tây nướng lát hay bánh mì làm từ ngũ cốc. Bằng việc sử dụng một kế hoạch ăn uống, nguồn năng lượng tốt   sẽ được cung cấp đều đặn cho cơ thể. Một chế độ ăn giàu carbohydrate phức như là đối chọi với việc tập trung vào những được đơn sẽ cung cấp trong một người một khả năng duy trì nhiều hơn. Ví dụ, ăn một thanh kẹo cung cấp năng lượng nhanh chóng bởi vì cơ thể dễ dàng chuyển các đường đơn này thành glucose. Nhưng thuốc bổ thì không kéo dài và thường theo sau bởi một lượng năng lượng nhanh khi gan phải cố gắng điều chỉnh mức năng lượng. Một đĩa mì ống, theo một cách khác, thì là một nguồn tốt của carbohydrate phức. Nó phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hoá và vì thế cung cấp một sự giải phóng năng lượng chậm và duy trì lâu hơn.

7/MỠ

Mỡ là thành phần hiệu quả nhất của cơ thể cho việc dự trữ năng lượng thừa. Chúng là một nguồn rất tập trung calori. Gram so với gram mỡ chứa nhiều hơn gấp đôi tổng số calori của các chất dinh dữơng khác. Vì vậy, một chế độ ăn mỡ nhiều thì có thể đưa đến việc tăng cân nhiều hơn so với một chế độ ăn cao protein hay carbohydrate.
Điều quan trọng ở những người bệnh gan là hạn chếtối thiểu việc ăn vào mỡ bằng cách tránh những thức ăn có thành phần mỡ cao . Mỡ quá nhiều trong cơ thể thì có thể dẫn đến NAFLD . Mặc dù không phổ biến, có thể một vài người bị NAFLD sẽ phát triển thành xơ gan và suy gan. Gan mỡ thì không tốt cho sức khoẻ đến nỗi chúng không được xem xét cho việc dùng cho mô ghép. Một gan nhiễm mỡ có thể gây nên bệnh gan hay có thể góp phần làm xấu hơn những bệnh gan khác. Những người có bệnh gan do rượu mà béo phì có xuất hiện một khuynh hướng đặc biệt phát triển xơ gan. Và những người mắc viêm gan C và gan nhiễm mỡ thì có thể gây nên sẹo gan ở tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết những gan nhiễm mỡ bởi thừa cân có thể đảo ngược với một chế độ ăn mỡ thấp, tập luyện và giảm cân. Một vài người vơi bênh gan không phải lo lắng về việc béo phì. Những người này thậm chí còn ít cân. Nhưng ngay cả những người này cũng không nên tự do ăn những lượng mỡ quá nhiều, vì mỡ dư thừa có thể tích lũy trong gan .

Bảng 23.3.  Phần trăm mỡ được tìm thấy ở một vài thức ăn thông thường.

Thức ăn

Phần trăm mỡ

Thức ăn

Phần trăm mỡ

Lê tàu

86

Hot dog

83

Thịt lưng lợn muối, xông khói

92

Margarine

100

100

Mayonnaise

98

Gà (có da)

56

Sữa (hoàn toàn)

49

Gà (không da)

35

Bơ lạc

75

Trứng

69

Hồ đào

89

Hamburger

61

 

 

    Những người với xơ gan tắc mật nguyên phát (PBC: primary  biliary cirrhosis) thường khó khăn trong việc hấp thu mỡ. Đấy là nguyên nhân  làm huỷ diệt những ống mật trong khi gan gây nên sự thất bại trong việc bài tiết muối mật là sự cần thiết để hấp thu mỡ. Đấy có thể là gây nên triệu chứng phân có mỡ, một tình trạng không hấp thu mỡ. Vì vậy, những người với PBC nên phát huy một chế độ ăn mỡ thấp .

8/Những lời khuyên về chế độ ăn đối với mỡ

Như một quy luật chung, không nhiều hơn 30% lượng calori của con người đưa vào  từ mỡ. Đấy là vịệc hấp thu tối đa. Lý tưởng, một người nên nhắm  vào khoảng 10 đến 20%. Những người thừa cân thì vào khoảng 10%. Trong khi việc quan trọng là ăn mỡ ít như có thể thì việc ăn một lượng nhỏ những mỡ tốt cho sức khỏe hơn thì có một vài thuận lợi. Mỡ cung cấp cho cơ thể như một nguồn năng lượng dự trữ. Trong những tình huống khẩn cấp, mỡ dự trữ của cơ thể được chuyển thành năng lượng. Mỡ dự trữ này giữ cho cơ thể ấm trong những này đông lạnh lẽo. Vì vậy, acid béo thật sự cần thiết cho chức năng bình thường của những chuyển hoá cơ thể. Những mỡ này được biết như những acid béo chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ khác nhau  mà chủ yếu là chức năng cơ bản của cơ thể. Tuy nhiên, nên chỉ rõ là một muỗng súp mỡ không bão hoà nhỏ một ngày có thể cung cấp tất cả các acid béo cần thiết mà cơ thể cần. Thêm vào đó, con người cần chất béo để dễ dàng 4 vitamin tan trong chất béo _ A, D, E, và K. không có chất béo, những vitamin này có thể trở nên thiếu trong cơ thể, thậm chí cả khi chúng được trong thành phần bổ sung. Thỉnh thoảng sự thiếu vitamin loại này xảy ra ở những người bệnh ứ mật, như xơ gan tắc mật nguyên phát. Cuối cùng, mỡ giúp mùi vị thức ăn ngon hơn. Đấy là điều quan trọng ở những người có khẩu vị kém bởi bệnh gan mãn tính.
Hầu hết mọi người đều có vấn đề là mỡ bão hoà thì không tốt cho sức khoẻ so với hơn mỡ không bão hoà. Cái gì đánh giá cho việc này? Hầu hết những mỡ bão hòa có khuynh hướng là đặc hay sệt ở nhiệt độ phòng. Vì vậy, chúng có khả năng bít động mạch và tăng mức cholesterol. Những mỡ chuỗi dài không bão hòa là dung dịch ở nhiệt độ phòng. Vì thế tốt nhất cho chế độ ăn kiêng là thấp lượng mỡ bão hoà. (giữ quan niện này là mỡ cá thì lỏng hơn mỡ gàvà lỏng hơn mỡ của thịt bò.)

9/Cholesterol và gan

Cholesterol thì có liên hệ nhưng không đồng nghĩa với mỡ. Cholesterol  được tìm thấy ở những sản phẩm động vật không phải tất cả đều xấu. Trong thực tế, ở một vài khía cạnh thì nó rất cần thiết để duy trì cuộc sống. Cholesterol cần thiết để tạo ra hormon giới tính và muối mật. Ơ dưới da, nó tạo ra vitamin D với sự giúp đỡ của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, con người không cần phải ăn bất kỳ cholesterol nào để thuận lợi cho những quá trình này. Gan có khả năng tạo ra hầu hết những cholesterol mà cơ thể yêu cầu – chỉ khoảng 15% cholesterol máu được đến từ chế độ ăn. Còn nhiều yếu tố khác hơn chế độ ăn có thể là nguyên nhân gây nên mức độ cholesterol máu cao. Chúng bao gồm: hút thuốc lá, thiếu vận động, và một vấn đề nhạy cảm mang tính di truyền về tình trạng này. Mức độ triglyceride là một số đo mỡ nhiều như thế nào trong tuần hòan máu.
Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL: high- density lipoprotein) thường phản ánh như “cholesterol tốt” và lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL: low- density lipoprotein) thường phản ánh như “cholesterol xấu”. HDL cholesterol được coi là có nhiệm vụ đưa tất cả cholesterol đến gan để được bẻ gãy và sau đó sẽ được tái sử dụng hay bài tiết ra khỏi cơ thể. Những người thừa cân có khuynh hướng có mức HDL thấp và mức LDL cao. Mỡ thừa nằm ở xung quanh bụng (nhiều hơn việc lắng đọng mỡ ở những nơi khác trong cơ thể) dường như có liên quan đến việc gia tăng mức độ cholesterol máu.  Không có sự chắc chắn, người ta tin rằng những acid béo được giải phóng từ mỡ động vật có xu hướng chảy trực tiếp vào tĩnh mạch cửa và từ đó trực tiếp đến gan. Gan sau đó sẽ nhận thấy tín hiện để gia tăng năng suất sản xuất cholesterol.
Những người với xơ gan tắc mật nguyên phát (PBC) nói chung có mức cholesterol cao (thỉnh thoảng ở mức từ 500 đến 1.000 mg/dl) điều đó không thể quy cho chế độ ăn bừa bãi. Tuy nhiên, họ không gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch hay cơ đau thắt ngực  bởi mức độ tăng cholesterol này.

III.CÁC VITAMIN VÀ NHỮNG KHOÁNG CHẤT

Gan là kho chứa chính của cơ thể cho việc dự trữ những chất dinh dưỡng. Nó hấp thu và dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất từ máu. Nếu chế độ ăn của một người không cung cấp một số lượng thích hợp các chất dinh dưỡng này cho một ngày nhất định thì gan sẽ giải phóng ngay số lượng cần thiết của chúng vào trong máu. Tuy nhiên, khả năng của gan có giới hạn là không chuyển hoá các vitamin và các khoáng chất. Bất kỳ số lượng dư thừa vitamin  nào mà gan không thể chuyển hóa được nói chung sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Chưa nói đến tại một vài khía cạnh, gan có thể trở nên bị nguy hiểm bởi xu hướng chuyển hoá quá mức thừa của những vitamin và những khoáng chất.
Nếu một người ăn một chế độ cân bằng, tốt cho sức khỏe thì tất cả những vitamin và khoáng chất được yêu cầu cho nhu cầu cơ bản và hoạt động hàng ngày được cung cấp đầy đủ. Mặc dù vậy, nhiều người cảm thấy rằng họ nên ăn bổ sung vitamin và khoáng chất để cho chắc chắn. Trong khi điều này có thể tốt đối với một người khỏe mạnh hoàn tòan thì nó có thể nguy hiểm thật sự cho một vài người có bệnh gan. Vì vậy, những lượng bổ sung quá nhiều vitamin và khoáng chất có thể có hại nhiều hơn là tốt đối với một cái gan đã tổn thương thật sự.
Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với quy luật này: đầu tiên là không một ai ăn được chế độ ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe. Vì thế, một số người theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt. Ơ những tình huống này, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là cần thiết. Những người với bệnh gan chắc chắn, đặc biệt những bệnh ư mật như xơ gan tắc mật nguyên phát, hấp thu một số vitamin nghèo nàn. Những người này cũng có thể yêu cầu sự bổ sung. Những người với bệnh gan rượu cần sự bổ sung vitamin bởi vì những ảnh hưởng làm tiêu hao chất dinh dưỡng của rượu đối với cơ thể. Ơ mặt khác, một vài bệnh gan kết quả thật sự là một sự thừa một vitamin hay khoáng chất xác định. Ví dụ bệnh hemochromatosis , đó là một bệnh gan thừa sắt. Như tiếp theo, một vài bệnh gan có liên quan đến khiếm khuyết sắt từ việc chảy máu đường ruột, ví dụ nó có thể xảy ra ở những người có dãn tĩnh mạch thực quản chảy máu bởi xơ gan mất bù. Vì vậy, những yêu cầu vitamin và khóang chất trong chế độ ăn của một người với bệnh gan phải được đánh giá trên nền tảng của từng cá thể. Cuối cùng, việc quan trọng là phải cân nhắc khi bổ sung vitamin và những khoáng chất.

A. CÁC VITAMIN

            Các vitamin là những chất hữu cơ được đến từ những động vật và thực vật. Chúng là thành phần cơ bản để phát triển, lớn lên và hoạt động của con người. Các vitamin được biết như những chất dinh dưỡng vi lượng bởi vì chúng được yêu cầu bởi cơ thể chỉ một số lượng nhỏ (so với protein hay nước làm ví dụ) để duy trì sức khoẻ. Bình thường số lượng được yêu cầu được cung cấp bằng một chế độ ăn đầy đủ.
Cũng giống như thức ăn,  và dược phẩm, các vitamin cũng phải đi qua gan để được chuyển hóa. Nếu ăn vào quá nhiều, bất kỳ vitamin nào cũng có khả năng gây nên những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Đấy là sự thật thậm chí đối với những người có chức năng gan bình thường. Tuy nhiên, ở những người có bệnh gan thì khả năng cho tổn hại sẽ cao hơn nhiều. Phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của tổn thương gan mà người nào đó thậm chí có thể cần phải loại bỏ khỏi chế độ ăn của họ những thức ăn mà nó làm tăng mạnh những vitamin được xác định. Chúng có thể bao gồm những thức ăn thông thường như một vài món ăn ngũ cốc buổi sáng.
Ơ mặt khác, một vài bệnh gan có khuynh hướng khiếm khuyết vitamin và phải ăn bổ sung vitamin. Nếu bác sĩ của bạn khuyên một bổ sung vitamin cụ thể thì chắc chắn là nó được uống cùng bữa ăn để được hấp thu vào trong cơ thể thích đáng. Hơn nữa những vitamin bổ sung  nên được bảo quản ở chỗ mát mẻ và khô ráo, vì hiệu lực của chúng có thể bị giảm bởi ánh sáng mặt trời và ẩm ướt.
Các vitamin có thể được phân loại dựa vào đặc điểm hoà tan của chúng – tan được trong mỡ và tan được trong nước. Sự khác biệt này có hàm ý quan trọng cho những người bệnh gan và sẽ được biểu hiện ở những phần sau trên những loại vitamin khác nhau.

1/CÁC VITAMIN TAN TRONG MỠ


Các vitamin tan trong mỡ bao gồm vitamin A, D, E và K. chúng được hấp thu vào cơ thể chỉ với sự giúp đỡ của mỡ hay mật. Những vitamin này được tích lũy ở trong những tế bào mỡ. Ơ những người với bệnh gan ứ mật ( bệnh gan mà có sự suy yếu hay hư hỏng dòng chảy của mật bên trong ống mật), chúng có thể làm hấp thu kém cho cơ thể. Ở những trường hợp này, bổ sung vitamin là cần thiết. Loại vitamin tốt nhất để dùng ở trường hợp này là một vitamin tan trong dầu nhưng có cấu tạo tan trong nước được. Thường thì các vitamin của trẻ em tất cả đều tan được trong nước. Khi nhỏ đường tiêu hoá còn non nớt, việc bổ sung được thiết kế đặc biệt để chúng có khả năng tiêu hoá dễ dàng nhất. Mỗi một vitamin tan được trong mỡ sẽ được thảo luận chi tiết thêm ở dưới.


Vitamin A.
Vitamin A thì cần để duy trì thị lực bình thường, đặc biệt là nhìn vào buổi tối, và chủ yếu cho hệ miễn dịch. Nó cũng đóng vai trò sống còn trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe cho da, xương, răng. Vitamin A thuộc một nhóm hợp chất được biết đến là retinoids (được tham khảo với các chất như retinol, retinoic acid, hay retinyl esters). Khoảng 80 đến 90% tổng số trong cơ thể được dự trữ dưới dạng retinoid được tìm thấy trong gan. Gan có quyết định quan trọng là nơi nào vitamin A được cần nhất trong cơ thể.
Đối với những người không mắc bệnh gan, 1000 mcg mỗi ngày (3333 IU mỗi ngày) cho đàn ông và 800 mcg (2667 IU/ ngày) đối với phụ nữ là khối lượng tối đa của vitamin A nên ăn vào. Điều này có thể dễ dàng được chứa trong một chế độ ăn cân bằng. Mặc dù vậy, xấp xỉ ¼ những người trưởng thành ở Mỹ ăn  bổ sung những thứ có chứa vitamin A. Đây là vitamin được thấy nhiều ở những thức ăn sau: gan, lòng đỏ trứng, sữa , những sản phẩm bơ khác, bơ thực vật, dầu gan, và dầu cá. Một người với bệnh gan tiến triển không bao giờ nên bổ sung vitamin A và không nên ăn số lượng quá nhiều những thức ăn được nên ở trên.
Những cấu tạo thực vật của vitamin A được biết như các carotenoid (cũng được gọi là carotene). Carotene được coi như là một tiền vitamin A, bởi vì cơ thể phải chuyển chất này thành vitamin A trước khi nó có thể được cơ thể sử dụng như một vitamin A hoạt động. Hầu hết các carotenoid thông thường được tìm thấy trong thức ăn là beta- carotenoid. Những thức ăn có nhiều beta- carotenoid gồm dưa đỏ , cà rốt, khoai tây ngọt, và rau xanh            Ăn quá nhiều vitamin A (liều xấp xỉ 25.000 đến 50.000 IU mỗi ngày) là rất nguy hiểm cho gan vì nó có thể gây nên bệnh gan được biết như thừa vitamin A, Trong thực tế, tình trang này có thể dẫn đến xơ gan. Thừa vitamin A có thể là kết quả của việc bổ sung vitamin quá nhiều hay những thói quen ăn uống khác thường. Những người với bệnh gan nên tránh ăn gan vì nó chứa một lượng lớn vitamin A, hơn hẳn bất kỳ cơ quan nội tạng nào khác. Thật thú vị, hàng trăm năm trước, các bác sĩ tin rằng một vài những rối loạn về mắt có thể  chữa bằng cách áp dụng một miếng gan để trực tiếp lên mắt bệnh nhân, bởi vì việc chứa vitamin A cao của nó. Các thuốc như Accutance (isoretinoin) và Retin- A (tretinoin), cả hai được điều trị trong mụn trứng cá (acne), chúng có nguồn gốc từ vitamin A. Vì thế không nên dùng cho những người bệnh gan tiến triển. Thuốc ngừa thai uống có thể tăng việc hấp thu vitamin A, do đó dẫn đến những giới hạn cao nguy hiểm.
Khả năng của vitamin A gây nên ngộ độc gan có thể tăng bởi việc uống rượu hay dùng quá nhiều những vitamin tan trong dầu khác (như  vitamin E) hay việc thiếu vitamin C. Ngộ độc vitamin A có thể biểu hiện chỉ một vài giờ sau khi một người dùng một liều quá lớn. Tuy nhiên, quá liều vitamin A có thể cũng diễn tiến chậm ở một người mà dùng những lượng trung bình vitamin A qua một thời gian dài. Triệu chứng của quá liều vitamin A có thể bao gồm buồn nôn, nôn, rối loạn phương hướng về thị giác, đau đầu, và đau xương khớp. Gan có thể lớn lên và tổn thương để lại sẹo, thậm chí dẫn đến xơ gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa đi cùng với vàng da và báng bụng có thể xảy ra . Ngộ độc vitamin A thì thường nhưng không phải luôn luôn, sẽ đảo ngược với sự dừng dùng vitamin A.
Điểm nhấn cuối cùng là những người bệnh gan được khuyên giảm dùng vitamin này. Ngoại lệ cho quy định này áp dụng chỉ đối với những người ở giai đoạn tiến triển của ứ mật, những người bị quáng gà. Một thí dụ: một người ở giai đoạn 4 của xơ gan tắc mật nguyên phát (PBC) mà người này cũng đang uống cholestyramine, một thuốc dùng để điều trị ngứa mà là suy giảm hơn nữa việc hấp thu vitamin A. Người ta đã nhận thấy rằng khoảng 20% những người PBC có thiếu vitamin A. Hầu hết những người này biểu hiện những triệu chứng không rõ ràng của thiếu vitamin A. Vì vậy, những người mắc PBC nên được kiểm tra mức vitamin A của họ. Thậm chí đã được tìm thấy là thiếu, thì chỉ những người bị quáng gà mới nên được nhận sự bổ sung vitamin A. Khi bổ sung vitamin A thì quan trọng là cho thêm kẽm để đạt được tối đa việc hấp thu vitamin A. Cấu tạo tan nước của vitamin A- Aquasol- một viên dạng nang dùng mỗi ngày (50.000 IU) thì được hấp thu tốt nhất .
Không giống như những retinoid, các carotenoid không độc đối với gan và không gây nên thừa vitamin A. Tuy nhiên, beta- carotene có thể gây nên da của một người một mầu vàng cam, làm cho cô ấy có triệu chứng sai lầm của cả vàng da và cả tổn hại suy gan. Ngoài ra, quá thừa beta- carotene có thể đẩy một người bệnh gan thêm nguy cơ mất xương và loãng xương .
Vitamin A được tìm thấy ở gan động vật và những trái cây cam và xanh, và nhưng rau như măng tây, bông cải xanh, cà rốt, và dưa đỏ. Nguồn gốc từ động vật chứa vitamin A có khuynh hướng chứa hàm lượng vitamin này nhiều hơn (6 lần) so với nguồn gốc từ thực vật. Vì thế, người ta khuyên những người mắc bệnh gan tránh dầu gan cá moruy và gan động vật. Rau thì có thể ăn tự do. Tuy nhiên, thực hiện dùng sinh tố hàng ngày với lượng lớn trái cây và/ hay rau nên tránh ở những người mắc bệnh gan nặng.

Vitamin D
Vitamin D, một vitamin tan trong mỡ, được coi như “vitamin ánh nắng mặt trời”. Đó là vì nhờ có ánh sáng mặt trời mới  biến đổi cholesterol thành  vitamin D. Để chắc chắn một lượng cung cấp thường xuyên vitamin D, hầu hết mọi người chỉ cần được để lộ mình dưới ánh sáng mặt trời trong khoảng 15 phút vài lần mỗi tuần. Vitamin D thì quan trọng trong việc hấp thu và chuyển hóa calcium. Vitamin này cho phép calcium có khả năng vào xương. Vitamin D thì quan trọng đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan mãn tính, những người có khuynh hướng bị hũy xương hay loãng xương.  Những người có khuynh hướng bị tình trạng này bao gồm những người bị xơ gan tắc mật nguyên phát, những người xơ gan bởi bất kỳ bệnh gan nào đặc biệt khi có biến chứng ứ mật, và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch như prednisone. Những người này được khuyên dùng vitamin D bổ sung hay ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin D. Điều này đặc biệt quan trọng nếu việc phơi nắng của một người bị giới hạn bởi điều kiện thời tiết hay vị trí địa lý. Nó có thể là ý kiến hay đối với tất cả những người mắc bệnh gan mạn tính là bổ sung những chế độ ăn của họ với calcium và vitamin D.
Những thức ăn chứa dồi dào lượng vitamin D bao gồm sữa (nó được bổ sung vitamin D), cá ở xứ lạnh, dầu cá, dầu gan cá moruy, và lòng đỏ trứng. Chế độ ăn mỗi ngày được chính phủ Mỹ đề nghị về vitamin D là 5mcg (200IU). Những người có bệnh gan được xem là khuyếm khuyết vitamin D nên được ăn bổ sung khoảng 400 và 800 IU mỗi ngày. Hãy nhớ là việc bổ sung quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến việc lắng đọng nguy hiểm calcium ở thận, tim và những mạch máu. Sự cần thiết bổ sung vitamin D nên được quyết định dựa trên nhu cầu cơ bản của từng bệnh nhân bằng cách theo dõi mức độ 25- hydroxy vitamin D trong máu và mức độ calcium trong máu và trong nước tiểu. Cấu trúc tan trong nước của vitamin D – vitamin D2 (ergocalciferol) – nên được dùng khi có thể.
Vitamin E
Vitamin E được biết như tocopherol, hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Nó bảo vệ tế bào hồng cầu và những cơ quan trong cơ thể chống lại tổn thương. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin E có thể bảo vệ gan khỏi gốc cơ bản – chất làm tổn hại trung gian được sinh ra từ việc dùng rượu quá nhiều. Vì vậy, những người uống rượu thường xuyên, và đặc biệt những người bị bệnh gan do rượu, có thể có lợi từ việc bổ sung vitamin E. Do vitamin E yêu cầu có mật để hấp thu, nên những người bị tắc  mật có thể bị thiếu. Thiếu vitamin E thì nhìn thấy thường xuyên nhất ở những người mà bilirubin đã tăng trên 3 mg/dl và alkaline phosphatase (AP) trên 1.000 IU/l. Vì vậy, những người ứ mật (như những người xơ gan tắc mật nguyên phát) hay những người xơ gan mất bù (bởi bất kỳ bệnh gan nào) có thể có lợi từ việc bổ sung vitamin E. Một sự thiếu vitamin E có thể dẫn đến sự miễn dịch bị tổn thương, cảm giác mất thăng bằng, và thiếu sự hoạt động đồng bộ. Trên thực tế, sự thiếu vitamin E có thể gây nên những rối loạn thần kinh sau ghép gan. Ở những trường hợp nặng, việc thiếu vitamin E kéo dài, mù có thể xảy ra.
Chế độ hỗ trợ hàng ngày được đề nghị bởi chính phủ Mỹ về vitamin E thường nhất là 100 IU mỗi ngày (mặc dù nó được trong khoảng từ 30 đến 400 IU mỗi ngày). Số lượng vitamin E này có thể dễ dàng được chứa trong một chế độ ăn cân đối. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E là dầu thực vật, các loại ngũ cốc, xanh nhiều lá sẫm màu, quả hạch và họ đậu. Những thức ăn này được xếp trong nhóm những acid béo dạng chuỗi không bão hòa. Hầu hết những bổ sung vitamin E chỉ chứa alpha- tocopherol, là một cấu trúc có hiệu lực nhất của vitamin E. Để sự có lợi từ bổ sung vitamin E, nó nên chứa tất cả alpha- và gamma- tocopherol và được dùng với kẽm. Nếu có thể, nên cố gắng có được ester tan trong nước của vitamin E (d- alpha- tocopheryl- polyethylene glycol succinate [TPGS]). Vitamin E được hấp thu tốt nhất khi ở cấu tạo này, cấu tạo này thì quan trọng đặc biệt nếu ứ mật tồn tại.
Một vài nhà nghiên cứu tin rằng điều trị bằng vitamin E có thể là một hỗ trợ có lợi cho điều trị viêm gan virus. Trong một vài nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân mắc viêm gan virus C mạn, tỉ lệ đáp ứng được cải thiện bởi việc thêm vào vitamin E trong việc điều trị bằng interferon và ribavirin. Do đó, đã có đề nghị là vitamin E có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh gan; trì hoãn đợt cấp và giảm mức độ của bệnh, giảm tác dụng phu khi dùng  ribavirin : thiếu máu ở một vài bệnh nhân; giúp làm dịu tình trạng vọp bẻ cẳng chân; giảm tình trạng mất trí nhớ; và gia tăng khả năng tình dục ở nam giới – là những thuận lợi có liên quan đặc biệt đến vitamin E trong điều trị với interferon và ribavirin. Trong những nghiên cứu sắp tới cần xác định hiệu quả của vitamin E như là một hỗ trợ điều trị bệnh gan. Có thể là một ý kiến hay cho việc bổ sung vitamin E ở liều từ 400 đến 800 IU mỗi ngày. Hãy nhớ rằng những thuận lợi có tiềm năng được đề cập ở trên của vitamin E chưa được xác nhận ở những bệnh nhân viêm gan virus C và vì vậy nên cân nhắc.
Bổ sung vitamin E có thể gây nên chảy máu kéo dài và bầm tím nếu dùng cùng với thuốc chống đông (pha loãng máu) như Coumadin hay Plavix hay nếu dùng chung với thảo mộc như tỏi hay cây bạch quả (ginkgo). Những người bị xơ gan mất bù nên tránh dùng bổ sung vitamin E, đặc biệt nếu họ đã từng chảy máu do giãn tĩnh mạch hay họ có thiếu vitamin K đã được biểu hiện rõ bằng thời gian prothombin kéo dài. Cuối cùng, việc bổ sung vitamin E không nên tiếp tục trong khoảng một tháng trước bất kỳ phẫu thuật nào hay bất kỳ một thủ thuật xâm lấn (như sinh thiết gan).
Vitamin K
Vitamin K được dùng bởi gan để sản xuất protein prothrombin. Prothrombin, như đã được thảo luận , thì có vai trò chủ yếu cho việc cầm máu. Không có vitamin K, con người sẽ chảy máu như bị cắt. Vitamin K cũng giúp giữ cho xương cứng chắc. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi glucose thành glycogen. Glycogen sau đó được dự trữ ở gan, tạo nên năng lượng dữ trữ. Một nửa vitamin K trong cơ thể được tạo  bởi vi khuẩn cộng sinh  mà sống tự nhiên trong đường ruột. Phần còn lại được lấy từ nguồn thức ăn. Việc lạm dụng thuốc nhuận trường, như dầu khoáng chất, hay dùng những kháng sinh trong thời gian dài có thể gây nên sự tan máu do vitamin K.
Khi sự thiếu vitamin K là do hấp thu kém, thì sự khiếm khuyết này có thể được giải quyết bằng vitamin K tan trong nước dùng bằng đường uống, được biết như Synkayvite (5 đến 10 mg mỗi ngày), cho đến khi yếu tố gây nên việc hấp thu kém được được loại bỏ. Những người mắc bệnh gan ứ mật có xu hướng thiếu vitamin K mà không thể giải quyết bằng bổ sung đường uống. Trong điều kiện mà chảy máu là nguy cơ tiềm năng (như những người có yêu cầu phẫu thuật), tiêm truyền tĩnh mạch huyết thanh tươi đông lạnh  được cho những bệnh nhân này để giải quyết tạm thời vấn đề này. Ở những người có tắc nghẽn ở đường mật ngoài gan, việc thiếu có thể được giải quyết bằng tiêm vitamin K.
Những thực phẩm chứa dồi dào vitamin K gồm spinach và những rau nhiều láxanh, cà rốt, khoai tây, món ăn làm từ ngũ cốc, và gan. Không có một bổ sung hàng ngày được yêu cầu đối với vitamin K.

 

2/NHỮNG VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

            Những vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C và các vitamin B. Phức hợp vitamin B gồm 8 vitamin B khác nhau. Không cần mỡ hay mật để hấp thu các vitamin tan trong nước từ đường tiêu hóa, và vì thế sự thiếu những vitamin này không thường xảy ra  ở những người mắc bệnh gan ứ mật. Những vitamin tan trong nước  được dự trữ trong cơ thể hay được dùng để thỏa mãn những yêu cầu hàng ngày. Lưu giữ những vitamin này có thể kéo dài nhiều tháng. Vì thế, những người bệnh gan hiếm khi có thiếu một vitamin tan trong nước. Một ngoại lệ cho quy luật này: những người mắc bệnh gan do rượu. Ở nhóm này thường  yêu cầu việc bổ sung vitamin tan trong nước bởi vì thiếu dinh dưỡng xảy ra bởi rượu trong cơ thể. Việc ngộ độc bởi những vitamin tan trong nước thì hiếm, vì những liều quá nhiều những vitamin này có thể dễ dàng thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi hay nước tiểu.
Vitamin C
Vitamin C được biết như axit ascorbic là một chất chống oxy hóa. Vitamin này hỗ trợ cho việc lành vết thương bị cắt và bầm tím và cũng giúp cứng chắc xương, sụn, răng và da. Thêm vào đó, vitamin C làm tăng việc hấp thu sắt. Vì vậy, những người có bệnh thừa sắt như hemochromatosis, và những bệnh nhân viêm gan virus C mạn có gia tăng lượng sắt phải cẩn thận không được dùng quá nhiều vitamin này. Tuy nhiên, do vitamin này giúp trong quá trình sản xuất interferon – một protein của hệ miễn dịch được tạo bởi cơ thể, cho nên việc bổ sung vitamin này có thể có lợi trong việc điều trị  những bệnh nhân viêm gan virus C và B. Do đó, một vài chuyên gia cảm thấy rằng vitamin C có thể làm chậm đợt bùng phát của bệnh và giảm mức độ của việc thiếu máu liên quan đến ribavirin ở một vài bệnh nhân viêm gan virus C được điều trị bằng interferon và ribavirin. Thêm cả những thuận lợi cũng như không thuận lợi được nhấn mạnh sự quan trọng cho việc thảo luận việc bổ sung với một chuyên gia am tường.
Hầu hết những trái cây tươi và rau chứa hàm lượng phong phú vitamin C. Người ta có thể thấy rằng việc nấu phá huỷ vitamin C bên trong thực phẩm. Hàm lượng vitamin C được đề nghị  là khoảng 60 đến 72 mg mỗi ngày. Hàm lượng này thì dễ dàng chứa trong một chế độ ăn khỏe mạnh. Một người bệnh gan, người mà không dùng một chế độ ăn khỏe mạnh như những người mắc bệnh gan do rượu với nhữnng calori đầu tiên của những người này có được từ chế độ ăn là từ rượu, thì cần được ăn bổ sung vitamin C. Ngoài ra, những người bệnh gan mà dùng thuốc ngừa thai uống, dùng thuốc giảm đau nào đó, hay hút thuốc lá có thể giảm mức vitamin C trong cơ thể và được yêu cầu bổ sung. Đối với tất cả những người mắc bệnh gan khác, việc bổ sung vitamin C nói chung không cần thiết trừ khi được đề nghị trong những tình huống đặc biệt khi được xác định bởi bác sĩ của họ.
Vitamin C bổ sung nên được dùng ở dạng ester hoá (Ester C) cho việc hấp thu và hiệu quả tối đa. Vitamin C nhai có thể gây nên nguy hại cho răng và nên tránh. Đấy là điều quan trọng đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan liên quan đến miệng khô (như PBC) và những người đang điều trị viêm gan bằng interferon- những người cũng có xu thế bị những lỗ hổng răng miệng. 

Phức hợp vitamin B
Các vitamin B gồm có 8 vitamin khác nhau: thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), cyanocobalamin (vitamin B12), folate, và biotin. Tất cả chúng, ngoại trừ việc quá liều niacin, là an toàn đối với người bệnh gan. Sau đây là một thảo luận về mỗi vitamin.

Thiamin có thể tìm thấy ở các loại ngũ cốc hay những món ăn từ ngũ cốc, bánh mì, gạo nâu, thịt lợn, gan, và đậu nành. Khoảng 5 mg là hàm lượng tối đa thiamine có thể được hấp thu mỗi ngày từ việc bổ sung. Một vài “viên thuốc chữa căng thẳng” (stress tablets) mà mục đích nhằm tăng năng lượng chứa hơn 5 mg thiamine. Việc thừa vitamin này  được thải ra khỏi cơ thể rất đơn giản.

Một vài ngoại lệ đối với tiêu chuẩn ở trên có thể có. Một ngoại lệ áp dụng đối với những người mắc bệnh gan rượu (ALD) mà phần chủ yếu dinh dưỡng của những người này thu được là từ rượu. Việc thiếu vitamin B12 có thể xảy ra ở những người này. Do đó, khi rượu cản trở việc hấp thu của vitamin B12, việc thiếu vitamin B12 có thể diễn ra nếu một người tiêu thụ một lượng quá lớn rượu thậm chí cho dù người này duy trì một chế độ ăn cân đối tốt . Việc thiếu vitamin này cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh gan mạn tính, những người phải duy trì một chế độ ăn chay nghiêm ngặt trong một thời gian dài, như trường hợp những người này bị bệnh não mạn tính. Cuối cùng, người già có khả năng hơn để thiếu vitamin B12 xảy ra. Điều này là do acid dạ dày thì cần thiết để hấp thu vitamin này từ máu, và khi một người nhiều tuổi thì số lượng acid ở trong dạ dày giảm xuống. Vì thế, những người mắc bệnh gan mà trên 60 tuổi nên được kiểm tra việc thiếu vitamin B12. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan, những người dùng mạn tính thuốc ức chế acid dạ dày- như ức chế H2 (ví dụ: pepcid, Axid, Tagamet, và Zantac) và ức chế bơm proton (ví dụ: Prilosec, Prevacid, Aciphex, Nexium, và Protonix)- tốt hơn nên được kiểm tra. Những triệu chứng của thiếu vitamin B12 bao gồm thái độ quá khích, dễ kích động, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, mất trí nhớ trong từng thời gian ngắn, và rối loạn thần kinh trầm trọng.

B/CÁC KHOÁNG CHẤT


Các khoáng chất là các chất vô cơ, nghĩa là chúng không được tạo ra bởi thực vật cũng như động vật. Chúng có ở trong đất và nước và được tập hợp lại ở những mức độ thay đổi khác nhau để thành tất cả cuộc sống của động và thực vật. Các chất khoáng có vai trò quan trọng trong hầu hết tất cả các chức năng của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng cho việc sản xuất năng lượng, điều hoà nhịp tim, và điều khiển trương lực cơ . Một chế độ ăn đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ  số lượng phong phú tất cả các khoáng chất cần thiết để thực hiện những họat động hàng ngày. Những khoáng chất lớn bao gồm những khoáng mà cơ thể cần với khối lượng lớn. Những khoáng chất lớn này thì đặc biệt liên quan đến những người mắc bệnh gan bao gồm calcium và nartri. Những khoáng chất nhỏ là những khoáng chất mà cơ thể cần với số lượng một ít. Những khoáng chất ít có liên quan đặc biệt đến những người mắc bệnh gan gồm kẽm, sắt, và selenium. Sau đây là việc thảo luận về những khoáng chất này.
Calcium (Ca)
Calcium có vai trò quan trọng trong sức khỏe răng và xương, co cơ bình thường, và đông cục máu. Hầu hết calcium trong cơ thể tập trung trong xương. Không đầy đủ khối lượng calcium, xương trở nên mềm và dễ gãy. Lõang xương là đặc trưng của việc giảm khối lượng xương và hậu quả là gia tăng nguy cơ gẫy xương. Lõang xương thì là thông thường đối với nhiều bệnh gan, đặc biệt là bệnh gan có ứ mật như xơ gan tắc mật nguyên phát . Quan trọng đối với tất cả những người bệnh gan mạn tính là sử dụng những thực phẩm giàu calcium và, hay bổ sung chế độ ăn của họ khóang chất này. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ là chỉ bổ sung calcium sẽ không ngăn ngừa được lõang xương. Những yếu tố khác như hút thuốc lá, thiếu tập luyện, sử dụng quá nhiều rượu, và những mức hormon bất thường, đóng vai trò trong việc tiến triển sự mất xương. Rượu được xem như là độc tố trực tiếp đối với những tế bào xương và có thể làm giảm sự hấp thu xương. Vì vậy, điều quan trọng đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan do rượu là phải ăn bổ sung calcium. Trên thực tế, như những gì đã nêu trên, ý kiến tốt đối với tất cả những người mắc bệnh gan mạn tính là dùng bổ sung cả calcium và vitamin D.
Những nguồn phong phú calcium gồm những sản phẩm bơ sữa, rau nhiều lá xanh đậm (ngoại trừ spinach), đậu hũ, và cá mòi có xương đóng hộp. Ngòai ra nhiều thực phẩm như nước cam ép cũg làm tăng thêm calcium. An quá nhiều calcium có thể cản trở sự hấp thu sắt và kẽm. Thêm vào đó, việc dùng quá nhiều calcium cũng có thể gây nên sự thay đổi về những vấn đề sức khỏe, bao gồm: sỏi thận, táo bón, và mệt mỏi. Như tất cả những sự bổ sung, không chú ý đến lượng cho vào bao nhiêu, cơ thể sử chỉ sử dụng  số lượng cần thiết. Bất kỳ số thừa nào cũng sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể mà không được sử dụng hay sẽ tích lũy và có thể gây nên những vấn đề về sức khỏe. Nếu việc bổ sung calcium bằng đường uống thì nên giới hạn không quá 1.000 đến 2.500 mg mỗi ngày được chia làm hai lần, và nên dùng với vitamin D bổ sung (mà thường được có cả trong viên calcium). Bởi vì acid dạ dày cần thiết để việc hấp thu calcium tốt, nên các antacid như Tums sẽ làm giảm acid dạ dày, và làm nghèo nguồn chất khoáng này. Vì thế, những ức chế H2 (như Zantac, Pepcid, Axid và Tagamet) và những ức chế bơm proton (Protonix, Nexium, Prevacid, Prilosec, và Aciphex) có thể giảm hấp thu calcium. Dùng đồng thời với biphosphonate (như Fosamax) và calcium, cả hai cùng được dùng để điều trị loãng xương, có thể giảm việc hấp thu của biphosphonate, và vì thế nên dùng ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
Natri (Na)
Natri là một khóang chất mà cơ thể yêu cầu để duy trì một cách cân đối sự cân bằng nước. Natri chỉ ở trong tự nhiên dưới dạng liên kết với chloride, một khóang chất khác. Natriclua thường được biết như muối. Cơ thể yêu cầu khỏang 50 đến 400 mg natri mỗi ngày. Cho đến bây giờ, trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 25 đến 30 lần số lượng này! Trong khi việc sử dụng quá nhiều muối này không nguy hại đến hầu hết những người khoẻ mạnh, thì nó có thể gây nên những vấn đề cho một người bị bệnh gan tiến triển.
Xơ gan mất bù có thể dẫn đến báng bụng (việc lắng đọng bất thường dịch trong bụng). Nếu không điều trị trong một khoảng thời gian, dịch báng này có thể bị nhiễm trùng (một tình trạng được biết như viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát). Những người có báng bụng phải có một chế độ ăn hạn chế muối nghiêm khắc. Đối với mỗi một gram muối ăn vào, gây nên tích lũy được 200 ml dịch. Ăn natri vào được giảm đi trong chế độ ăn thì tốt hơn để kiểm soát việc tích lũy lượng dịch thừa này. Đối với những người báng bụng, việc ăn natri nên được hạn chế ít hơn 1.000 mg mỗi ngày và tốt nhất là dưới 500 mg. tiêu chuẩn này thì khó, chưa thể đạt tới được.
Để thực hiện thành công một chế độ ăn hạn chế muối, cần phải trở thành một người đi chợ hiểu biết và cẩn thận đọc tất cả những nhãn thức ăn. Mọi người thường ngạc nhiên khi phát hiện  rằng các thức ăn có hàm lượng natri cao (xem bảng 23.4: hàm lượng natri trong một số thực phẩm thông thường). Những hướng dẫn nói chung cho thấy lượng natri là như sau: lượng natri ở trong những thực phẩm tươi thì có ý nghĩa ít hơn là cùng những thực phẩm này sau khi chúng đã được chế biến, ướp muối, đóng hộp, hay đông lạnh; bởi vậy, lựa chọn những thực phẩm tươi không phải khi nào cũng có thể. Muối hạt và muối được sử dụng trong nấu ăn nên loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Một thìa súp muối hột thì chứa 2.325 mg natri! Tất cả những thực phẩm đóng hộp và những thực phẩm từ những nhà hàng thức ăn nhanh nên tránh. Một vài thuốc bán không cần toa bác sĩ có hàm lượng natri cao. Ví dụ: một viên Rolaids chứa 53 mg natri, hai viên Alka- Seltzer chứa 567 mg natri, và một gói Bromo- Seltzer chứa 717 mg natri. Những dược phẩm này được thay thế bằng những sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Nếu nhãn trên một dược phẩm hay sản phẩm khác không ghi rõ ràng hàm lượng natri, một dược sĩ có thể cung cấp thông tin này hay cung cấp cách để có được điều này. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có hàm lượng natri cao. Cho nên, tham gia một chế độ ăn kiêng có thể trở thành cần thiết đối với những người đang báng bụng trầm trọng. Gia vị như húng quế, ớt thì là, dấm có thể được thay thế muối như một gia vị thức ăn. Muối được thay thế chứa kali chlorua nên tránh. Những thay thế này có xu hướng tăng lượng kali trong cơ thể. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm cho những người dùng spironolactone (Aldactone), một thuốc lợi tiểu giữ kali (viên thuốc nước) được dùng điều trị báng bụng.
Thật may là nhiều thực phẩm trên thị trường được sản xuất đặc biệt những sản phẩm natri thấp. Hơn nữa, từ năm 1986, FDA đã yêu cầu là hàm lượng natri của tất cả các thực phẩm chế biến được ghi trên nhãn đóng gói. Qui định này là một lợi cho người tiêu dùng. Những người bệnh gan mà không báng bụng được khuyên cố tránh việc ăn quá nhiều muối, cho dù họ khoông cần hạn chế việc ăn của họ nghiêm ngặt như những người có báng bụng.

Bảng 23.4.  Hàm lượng natri của những thực phẩm thông thường.

Thực phẩm

Khối lượng

Hàm lượng natri

Alka- Seltzer

2 viên

567 mg

Cá trống (đóng hộp)

5

734 mg

Baking soda

1 muỗng cà phê

821 mg

Big Mac

1

1.510 mg

1 muỗng súp

116mg

Súp mì ống gà (vài loại)

1 tách

1.106 mg

Bắp ngô (đóng gói)

½ tách

285 mg

Cornflakes

1 ounce

351 mg

Bánh nướng xốp của Anh

1

378 mg

Xúc xích Đức

1

504 mg

Nước sốt cà chua nấm

1muỗng súp

156 mg

Bơ thực vật

1

132 mg

Sữa

1 tách

121 mg

Dưa bắp cải (Đức)

½ tách

780 mg

Sữa đậu nành

1 muỗng súp

1.029 mg

Sắt (Fe)
Có hai loại sắt cho chế độ ăn. Sắt Heme (động vật) được tìm thấy ở những thực phẩm động vật, như thịt đỏ, được hấp thu tốt từ chế độ ăn. Sắt không heme ở những thực phẩm thực vật, như spinach, được hấp thu ít vào trong cơ thể. Người ta  đã nhầm: spinach không là một nguồn nhiều sắt. Trên thực tế, chỉ khoảng 15% sắt động vật được ăn vào và chỉ 3% sắt thực vật được ăn vào đã thật sự được hấp thu bởi cơ thể. Trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 10 đến 20 mg sắt mỗi ngày. Để tăng việc hấp thu sắt thực vật vào cơ thể, việc bổ sung vitamin C nên được dùng cùng thời điểm. Mặt khác, trà chứa tannin (một chất thực vật), ức chế lượng sắt được hấp thu từ chế độ ăn. Và sắt giảm hiệu quả vitamin C khi được ăn cùng.
Số lượng sắt trong cơ thể thường vào khỏang 3 đến 4 gram (50 mg/kg ở nam và 40 mg/kg ở nữ). Những người có khả năng giới hạn về đào thải lượng sắt thừa khỏi cơ thể. Trên thực tế, chỉ khỏang 1 đến 2 mg sắt có khả năng được đào thải khỏi cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu quá nhiều sắt được ăn vào (bất kỳ là trong thực phẩm hay việc bổ sung), sẽ làm  thừa sắt trong cơ thể. Sắt thừa này sẽ được dự trữ đầu tiên ở gan. Theo cách thông thường, gan là một phần của cơ thể mà dễ bị ảnh hưởng nhất bởi độc tố của sắt.
Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát oxygen cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. (một tế bào hồng cầu mang xấp xỉ 270 phân tử hemoglobin, mỗi hồng cầu chứa 4 phân tử sắt). Sắt cũng có một thành phần của myoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát oxygen đối với cơ. Cuối cùng, sắt giúp tạo nên adenosine triphosphate (ATP), một thành phần quan trọng của năng lượng. Vì vậy, thông thường có sự liên quan của sắt với năng lượng và sức khỏe. Thật thú vị, việc liên kết giữa mệt mỏi và thiếu sắt đã mang lại chú ý của cộng đồng người Mỹ bởi sự quảng cáo ở thập niên 1960 đối với việc bổ sung Geritol, thuốc đã được phổ thông hóa lúc giai đọan  máu thiếu sắt. Những người mắc bệnh gan thường cho rằng khi họ cảm thấy yếu và mệt, họ cần dùng bổ sung sắt. Nhưng dùng bổ sung sắt ở dưới tình huống như thế thì luôn không phải một biện pháp thông minh và trên thực tế có thể nguy hiểm. Những triệu chứng của thiếu sắt  và thừa sắt có thể hòan tòan giống nhau – mệt mỏi, đau đầu, và thở nông. Ngòai ra, việc mệt mỏi liên quan đến bệnh gan thì có khả năng hơn để chịu trách nhiệm so với lượng sắt trong cơ thể. Vì vậy, trước khi dùng sắt bổ sung, điều quyết định đối với một người bệnh gan là kiểm tra máu người bệnh để thu được sơ lược lượng sắt của bệnh nhân. Nếu điều đó xác định là việc bổ sung sắt là cần thiết, việc này nên được biết là nó có thể gây ra phân đen. Điều này có thể bị nhầm với tiêu  phân đen bởi việc chảy máu đường tiêu hóa trên do dãn tĩnh mạch thực quản. Luôn phải báo với bác sĩ của bạn nếu điều này xảy ra
Quá tải sắt trong cơ thể của một bệnh nhân gan có thể là rất nguy hiểm. Trong việc quá thừa, thì sắt là độc chất của gan và có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, và ung thư gan. Vì thế, có bằng chứng nhiều rằng số lượng sắt thậm chí tăng trung bình (hay thậm chí thỉnh thỏang bình thường) có thể gây nên hay gia tăng số lượng tổn thương đối với gan khi một người có bệnh gan. Điều này gây ra chủ yếu đối với những người mắc bệnh gan do rượu và viêm gan virus C mạn. Trên thực tế, thừa sắt thỉnh thỏang được thấy ở những người mắc bệnh gan do rượu cũng như những người viêm gan virus C mạn và cho thấy làm xấu hơn kết quả của những bệnh nàyvà giảm đáp ứng của điều trị. Sẹo của gan và sự tổn thương tế bào gan thì liên quan trực tiếp đến khối lượng sắt trong gan. Vì cơ thể của một người không có khả năng đào thải được quá nhiều sắt, không được bổ sung sắt hay các vitamin chứa sắt trong chế độ ăn của một người bệnh gan trừ khi được xác định là người đó có thiếu sắt.
Hemochromatosis là một bệnh di truyền thừa sắt . Những người mắc bệnh này và những người mắc bệnh có hàm lượng sắt cao bởi những rối lọan khác của gan nên tránh nấu ăn với đồ nấu bằng gang và nên tránh ăn với những dụng cụ bằng gang. Những người này chỉ nên ăn khối lượng trung bình thức ăn có hàng lượng sắt cao (xem bảng 23.5: hàm lượng sắt ở một vài thực phẩm thông dụng). Do đó một vài thảo dược thường được dùng để điều trị bệnh gan (ví dụ: mủ cây kế, cây bồ công anh, và cam thảo) có thể chứa sắt. Vì vậy, những người hemochromatosis hay những bệnh khác liên quan đến thừa sắt nên tránh những thảo dược này.

Bảng 23.5.  Hàm lượng sắt của một vài thực phẩm thông dụng

Thực phẩm

Khối lượng

Hàm lượng sắt

Thức ăn ngũ cốc (được bổ sung sắt)

1 ounce

4,5 mg

Thịt bò

3 ounce

6,1 mg

Thịt gà

3,5 ounce

1,1 mg

Gan

3,5 ounce

14,2 mg

Tôm

3 ounce

2,5 mg

Spinach

1 tách

0,8 mg

Kẽm (Zn)
Kẽm có vai trò chủ yếu đối với chức năng bình thường của hệ miễn dịch, quan trọng đối với cảm gíac vị giác và khứu giác, và có thể bảo vệ gan khỏi sự tổn thương hóa học. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng kẽm thậm chí có thể bảo vệ cơ thể khỏi các virus, bao gồm cảm lạnh thông thường.
Kẽm thì cầnn thiết cho hiệu quả họat động của vitamin A. Do đó, thường là trường hợp những người thiếu kẽm cũng thiếu vitamin A. Việc thiếu kẽm có thể xảy ra ở những người xơ gan, đặc biệt khi xơ gan do dùng rượu quá nhiều. Điều này có thể là do thiếu kẽm từ chế độ ăn vào hay từ việc giảm hấp thu kẽm từ đường tiêu hóa. Việc thiếu này cũng có thể là do việc tăng đào thải kẽm qua nước tiểu. Việc thiếu kẽm có thể gây ra giảm cảm gíac ngon miệng, mệt mỏi, móng dễ gãy, tóc rụng, và việc lành vết thương chậm. Những triệu chứng này diễn ra ở một vài người bệnh gan do rượu. Bổ sung kẽm được đề nghị nếu sự thiếu hụt được phát hiện. Một vài nghiên cứu cho rằng kẽm có thể giúp cải thiện tình trạng thần kinh ở những người bị bệnh não.
Thêm kẽm đối với điều trị interferon ở những bệnh nhân viêm gan virus C có thể gia tăng tỉ lệ đáp ứng tiệt trừ virus. Mặc dù điều thuận lợi này không được chứng minh:  là việc bổ sung chế độ ăn một viên 30 mg kẽm bằng đường uống từ một hay hai lần một ngày trong khi điều trị interferon. Khi liều dùng hàng ngày lên tới 100 mg kẽm có thể gia tăng hệ miễn dịch và cải thiện cơ hội của người bệnh đối với việc đáp ứng interferon, một lượng quá nhiều chất này có thể nguy hiểm và thậm chí có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Thêm vào đó, dùng quá nhiều kẽm có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.
Nguồn phong phú kẽm gồm thịt bò, gan, men làm bia, hải sản, lòng đỏ trứng, cá, và đậu lima.
Selenium (Se)
Selenium là một chất chống oxy hóa mà có thể kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ chống lại những ung thư nào đó. Selenium và vitamin E họat động cùng nhau để giúp duy trì sức khỏe tim mạch và gan và giúp trong việc sản xuất kháng thể. Selenium có thể giúp bảo vệ gan của những người mắc bệnh gan do rượu. Người ta đã thấy việc gia tăng cả tế bào hồng cầu và bạch cầu ở những người bị AIDS. Dù là chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, người ta thấy rằng selenium có thể làm giảm biến chứng  giảm số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu  là những tác dụng phụ xảy ra khi  điều trị interferon và ribavirin ở bệnh viêm gan virus C mạn .
Việc thiếu selenium có liên quan đến mệt, bệnh tim, bệnh gan, và vô sinh. Mức selenium thấp được tìm thấy ở những người viêm gan virus B và C, và người ta mặc nhiên công nhận là việc thiếu này có thể thúc nay quá trình xơ gan và ung thư gan.  Nguồn selenium gồm quả hạnh brazil, men làm bia, cây bông cải xanh, gạo nâu, và gà. Nếu việc bổ sung selenium là cần thiết, thì liều đề nghị là 100mcg mỗi ngày. Không được quá 200 mcg mỗi ngày, bởi vì mức selenium cao cũng liên quan với bệnh gan, thêm vào đó móng dễ gãy, rụng tóc, và thở hôi.

IV/NHỮNG BỔ SUNG CHẾ DỘ ĂN KHÁC

             Phần này sẽ đề cập đến bốn bổ sung chế độ ăn mà thường được sử dụng và thường được hỏi thông tin bởi những người bệnh gan: S- Adenosyl- L- Methionine (SAMe), glucosamine chondroitin, và Coenzyme Q10, Alpha- lipoic acid (ALA) .

1/S- Adenosyl- L- Methionine (SAMe)
SAMe có nguồn gốc từ amino acid L- methionine. Nó được tạo ra trong cơ thể khi methionine kết hợp với năng lượng (adenosine triphosphate [ATP]). Ở châu Âu, SAMe được coi là một thuốc để điều trị bệnh gan, chứng đau cơ, sự suy nhược. SAMe có thể cải thiện sự gia tăng men gan, và có thể đảo ngược hay thậm chí ngăn ngừa độc tố cho gan mà gây ra bởi những thuốc khác nhau cũng như rượu và một vài hóa chất. Nó cũng có thể gia tăng lượng tự nhiên glutathione, một men chống oxy hóa được sản xuất bởi gan để bảo vệ nó khỏi sự tổn hại của gốc tự do. Và người ta cũng mặc nhiên công nhận là SAMe có thể ngăn ngừa u gan. Những nghiên cứu trong tương lai cần hướng về SAMe trước khi nó có thể được đề nghị thường xuyên cho những người bệnh gan. Liều dùng không quá 800 mg hai lần mỗi ngày và nên dùng lúc dạ dày rỗng.
2/Glucosamine chondroitin fulfate
Glucosamin là một chất được phân lọai như một đường amino. Nó được tạo từ glucose carbohydrate đơn trong việc nối kết với amino acid glutamine. Những đường amino không được sử dụng như một nguồn năng lượng như những đường khác, phần nào đó chúng kết hợp trong cơ thể để giúp cấu tạo móng, mắt, xương, và dây chằng. Chondroitin sulfate là một phần của hợp chất được biết như glycosaminoglycan (cấu tạo được gọi là mucopolysaccharide). Nó được tìm thấy ở sụn, xương, giác mạc, và da. Trong những thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng glucosamin có thể xây đắp và có thể sửa chữa những sụn khớp. Vì vậy, nó có thể giảm bớt vài cơn đau khớp liên quan đến bệnh gan hay điều trị bệnh gan.
Glucosamin cũng có thể có đặc điểm kháng viêm. Glucosamin liên kết với chondroitin sulfate được cho thấy là hữu hiệu trong việc điều trị những triệu chứng và tạm dừng tiến triển của viêm khớp xương mạn. Vài người cho thấy giảm nhẹ tình trạng đau cơ và khớp, tác dụng phụ của điều trị interferon. Vài nghiên cứu  mặc nhiên công nhận rằng glucosamine chondroitin có thể là điều hữu dụng đầu tiên, nghĩa là nó có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp xương mạn từ nơi xảy ra đầu tiên. Glucosamin có thể không được dùng ở những người NAFLD, vì chất này có thấy tăng sự tồn tại insulin. Liều thông thường của glucosamin chondroitin là 1.500 mg glucosamin và 1.200 mg chondroitin mỗi ngày. Người đọc nên chú ý rằng glucosamin và chondroitin sulfate thông thường được kết hợp trong cùng một viên thuốc.

3/Coenzyme Q10 (CoQ10sw)
Coenzyme Q10 là một chất chống oxy hóa giống vitamin được tìm thấy ở tất cả các phần của cơ thể. Chất này hỗ trợ trong việc sản xuất năng lượng và kích thích hệ thống miễn dịch. Nó được dùng để giảm tác dụng phụ của việc điều trị hóa chất cho bệnh ung thư. Vì vậy, nó có thể hữu ích trong việc giảm tác dụng phụ liên quan interferon, mặc dù không có nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của nó trong lĩnh vực này. CoQ10 đã được dùng để điều trị những rối lọan dị ứng như hen, bệnh tâm thần như Alzheimer ‘s, và bệnh tim. Số lượng CoQ10 trong cơ thể giảm theo tuổi. Vì thế, đề nghị là những người trên 50 tuổi bổ sung chế độ ăn của họ với chất này. Việc thiếu chất này có thể dẫn đến hư hỏng răng và đái tháo đường. CoQ10 được tìm thấy có hiệu quả ở liều khoảng từ 50 đến 200 mg mỗi ngày. Những thực phẩm có giàu CoQ10 bao gồm cá thu, cá hồi, cá mòi, thịt bò, đậu phộng và spinach.

V/NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG KHÁC

            Một vài thực phẩm và các chất bổ sung có liên quan đến viêm gan và những rối loạn về gan. Vì vậy, người ta đề nghị rằng những người mắc bệnh gan tránh những thực phẩm và những chất bổ sung được bàn luận trong phần này. Những vấn đề về dinh dưỡng khác mà mọi người thường có bao gồm việc dùng nước và caffeine ảnh hưởng đến gan như thế nào. Những vấn đề liên quan này sẽ được lưu tâm trong phần này. Những vấn đề liên quan đến khí, một vài suy nghĩ về sự dung nạp gluten, và cuối cùng là một vài lời khuyên dinh dưỡng sẽ được đúc kết ở phần dinh dưỡng này.
1/Thực Phẩm Và Những Bổ Sung Cần Tránh
Động vật có vỏ chưa chế biến (sò và hến) là nguồn cực nhiều gây viêm gan virus A. Những người bệnh gan mạn tính thì có nguy cơ gia tăng các biến chứng và có kết quả xấu nếu họ bị nhiễm virus viêm gan A. Vì thế, tất cả những người bệnh gan mãn tính, những người có ý định ăn động vật có vỏ nên được tiêm vắc xin ngừa viêm gan virus A . Có một vài báo cáo về những người  bệnh gan ứ sắt hấp hối do ăn những động vật có vỏ chưa chế biến bị nhiễm vibrio vulnificus. Mức độ sắt cao có liên quan đến nhiễm trùng de doạ tính mạng do nhiễm vi khuẩn này; do đó, điều thông minh có thể dành cho những người bệnh gan ứ sắt , và những bệnh gan khác có mức độ sắt cao như viêm gan virus C,và xơ gan bởi bất kỳ bệnh gan nào nên tránh động vật có vỏ chưa chế biến hay chưa nấu chín. Mặt khác, động vật có vỏ được nấu chín thì không nguy hiểm.
Nhiều nấm dại được tìm thấy ở Bắc Mỹ và châu Âu chứa những độc chất chết người được biết như những phallodin và amanitin. Những cây nấm này nổi tiếng bởi việc gây ra suy gan, hay thậm chí tử vong khi dùng chúng. Để phòng ngừa tất cả những bệnh nhân mắc bệnh gan được khuyên  tránh ăn những nấm hoang dại, đặc biệt nếu tự hái.
Sụn cá mập là một bổ sung dinh dưỡng được xem có ý nghĩa đem lại điều có lợi cho một vài người mắc bệnh ung thư. Điều này có thể, mặc dù không được chứng minh, có sự liên quan giữa sụn cá mập và viêm gan do thuốc. Những người mắc bệnh gan mãn được khuyên tốt nhất nên tránh bổ sung chất này cho đến lúc nó được đánh giá trong tương lai.
Aflatoxin, một độc chất  (thường ở châu Á và nam Mỹ nhưng không thông dụng ở Mỹ),  được sản xuất bởi những nấm (Aspergillus). Nấm này thì có khả năng nhiễm những thực phẩm được bảo quản trong thời gian dài ở điều kiện ẩm ướt, nóng. Những thực phẩm bị nhiễm thường gặp nhất là đậu phộng, bắp ngô. Ở một vài nước, aflatoxin có liên quan tới viêm gan, xơ gan, và ung thư gan.
Saccharin, một chất làm ngọt, có liên quan đến viêm gan cấp. Mặc dù việc liên hệ này không được chứng minh có hay không , thì những người bệnh gan được khuyên tốt nhất nên tránh saccharin.
2/Uống nước đầy đủ
Cơ thể có khoảng 70% là nước. Yêu cầu nước để thực hiện những chức năng chủ yếu của cơ thể. Quan trọng đối với mọi người là phải uống ít nhất 6 đến 8 ly  nước ( 1ly khoảng 220 ml) nước mỗi ngày. Điều quan trọng nhất đối với những người mắc bệnh viêm gan virus B hay C, mà những người đang điều trị interferon phải ngăn chặn tình trạng thiếu nước . Những người này nên tăng việc uống nước của họ ngoài số lượng được đề nghị phải ít nhất một gallon (3,78 lít) nước mỗi ngày. Những người mắc bệnh gan thường cho rằng việc uống nước quá nhiều sẽ giúp họ một cảm giá cải thiện về sức khỏe. Và những người đang dùng interferon thường cho rằng uống nước thoải mái giúp họ một vài tác dụng phụ của thuốc. Trên một mặt khác, những người báng bụng thì có xu hướng giữ thừa nước. Những người này được khuyên hạn chế uống nước để xấp xỉ khoảng 3 đến 4 ly nước  mỗi ngày, phụ thuộc vào mức tích lũy dịch hiện tại. Khi uống nước khoáng chai, điều quan trọng phải nhớ là hàm lượng natri của nước. Trong một vài trừơng hợp, hàm lượng natri có thể biểu hiện một vấn đề của mọi người sử dụng chế độ ăn kiêng natri, Ngoài ra người bệnh có thể cân nhắc việc mua một hệ thống lọc có vòi trong bếp để có nước tinh khiết hơn.
3/Anh Hưởng Của Caffeine Lên Những Người Mắc Bệnh Gan
Caffeine thì có ở trong cà phê, trà, ca cao, cola, và vài dược phẩm bán không cần đơn của bác sĩ. Caffeine được chuyển hoá thông qua gan. Tuy nhiên, bản thân caffeine không có hại trực tiếp đến gan. Trên thực tế, một nghiên cứu thậm chí đã phát biểu rằng cà phê, nhưng không như những thức uống chứa cafferine khác, có thể làm chậm lại tiến trình của bệnh gan đến xơ gan. (kết luận này không được chứng minh bởi các nghiên cứu khác). Một cách điều độ (một đến hai tách đồ dùng chứa caffeine mỗi ngày), caffeine có thể làm giảm sự mệt mỏi liên quan đến bệnh gan trong một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, lượng caffeine cao hơn có thể gây ra tính kích động, sự bồn chồn, và chứng mất ngủ. Một vài người có thể xảy ra tim đập nhanh và/ hay hồi hộp vì dùng caffeine. Dùng quá nhiều caffeine có thể đẩy một người mắc bệnh gan mạn tính ở nguy cơ gia tăng loãng xương và gãy xương. Và, ở những người xơ gan, việc chuyển hóa caffeine thì chậm, kết quả đưa đến nồng độ cao hơn caffeine trong máu. Do đó, những người xơ gan nên hạn chế việc dùng caffeine của họ để việc dùng caffeine ở mức trung bình. Đấy là điều quan trọng chủ yếu ở những người điều trị interferon, khi thuốc này có thể do bởi bản thân nó gây ra những triệu chứng tương tự như những triệu chứng gây ra bởi caffeine.

4/Những vấn đề liên quan đến hơi
Một vài người mắc bệnh gan than phiền về gia tăng sản phẩm hơi (đầy hơi), chướng bụng, căng phồng bụng. Những triệu chứng này có thể gây ra bởi việc kém hấp thu và/ hay tiêu hoá kém một vài chất dinh dưỡng nào đó của cơ thể. Những triệu chứng này đặc biệt có khả năng xảy ra ở những người mắc bệnh gan rượu và những bệnh gan ứ mật, như xơ gan mật nguyên phát. Những triệu chứng này cũng có thể gây ra bởi những dược phẩm được sử dụng trong điều trị bệnh gan. Cholestyramine (Questran) là một ví dụ của một dược phẩm mà có khả năng gây ra gia tăng sản phẩm khí. Cũng có thể, việc đầy hơi có thể không liên quan đến một rối loạn của gan  nhưng thay vào đó có thể nguyên nhân là do ăn gia tăng những thực phẩm mà nó có xu hướng tạo ra khí (xem danh sách bệnh dưới) hay do sự tăng của một thực phẩm không được dung nạp, như lactose không được dung nạp.
Để giải quyết những triệu chứng này, mọi người có thể thử giảm việc tiêu thụ của họ những thực phẩm chứa khí và những thực phẩm mà làm cho họ khó tiêu hóa. Thông thường, những chế độ ăn loại trừ là hữu ích. Một chế độ ăn loại trừ là loại trừ một thực phẩm riêng biệt khỏi chế độ ăn để xác định thực phẩm này chịu trách nhiệm một mình được hay không về sản phẩm khí. Thường tốt nhất được bắt đầu bởi loại trừ sữa và những sản phẩm của sữa, vì chúng là những thực phẩm thông thường nhất không dung nạp được. Một phương pháp sẽ giảm bớt khả năng sản xuất khí của trái cây là phải lột bỏ vỏ. Một cách khác là nấu những trái cây và rau cho đến khi chúng mềm và ướt sũng. Thật không may, những phương pháp của sự chuẩn bị này cũng giảm có ý nghĩa giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Cuối cùng, uống thuốc chống khí (điển hình chứa simethicone) có thể giúp giảm hơi phần nào.
Những thực phẩm có thể gây ra khí gồm:

5/Ảnh hưởng của Gluten đối với gan
Gluten, một protein được thấy ở lúa mì, yến mạch, lúa mạch và lúa mạch đen, thì thường không có khả năng được hấp thu ở những người mắc bệnh xơ gan mật nguyên phát. Không khả năng hấp thu gluten được biết như một bất dung nạp gluten, xảy ra ở bệnh tự miễn được biết như viêm ruột loét . Viêm ruột loét  gây nên điển hình là tiêu chảy và mất cân , bệnh xảy ra hơn  gấp khoảng mười lần ở những người PBC so với dân số chung. Điều trị gồm loại bỏ tất cả những sản phẩm gluten khỏi chế độ ăn. Những người mắc bệnh viêm ruột loét  thường có tăng men gan thậm chí họ không bị PBC.

6/Thưởng thức một ngày nghỉ “bạn bè cùng với bệnh gan” như thế nào
            Đối với hầu hết chúng ta, những ngày nghỉ đem lại một sự gia tăng số thời gian thăm hỏi bạn bè và những người thân và đi mua sắm tại phố buôn bán. Vào lúc đó cùng với sự vui vẻ mà lý do ở xung quanh thì cũng có khả năng đem đến những căng thẳng hơn bình thường. Đấy là một sự thật riêng đối với một người mắc bệnh gan. Sự quan tâm nhất là một người mắc bệnh gan (người có thể đã chịu sự mệt mỏi, dễ cáu gát, chứng mất ngủ và đau đầu) có thể thưởng thức một cách tốt nhất dịp nghỉ ngơi và làm thế nào anh ta hay cô ta có thể duy trì được một chế độ ăn khoẻ mạnh và tránh rượu suốt dịp nghỉ. Sau đây là một vài đề nghị hữu ích cho những người mắc bệnh gan để họ làm thế nào có thể thưởng thức được những ngày nghỉ mà không làm tổn thương đến sức khỏe của gan.

Ở một vài trường hợp lý do của việc tăng men gan có thể là do NAFLD. Tuy nhiên, khi một bữa ăn không có gluten được xây dựng, thì việc tăng men gan thường sẽ bình thường lại. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn điều trị với nghiêm khắc gluten có thể góp phần để ngăn ngừa quá trình xơ gan và suy gan.

VI/NHỮNG VẤN ĐỀ CÂN NẶNG VÀ BỆNH GAN

Nhiều người có những vấn đề liên quan đến cân nặng. Những người mắc bệnh gan thì không có gì khác, ngoại trừ một điều: những vấn đề cân nặng thì thường liên quan đến những bệnh gan của họ. Vì thế, điều quan trọng cho bất kỳ ai mắc bệnh gan, những người đang tăng hay sụt cân không biết lý do phải tham vấn bác sĩ về sự thay đổi này. Những phần sau đây cung cấp thông tin về việc tăng hay giảm cân ở những bệnh nhân mắc bệnh gan.
1/Những Nguyên Nhân Tăng Và Giảm Cân
Nếu một người mắc bệnh gan xảy ra tăng cân, thì quan trọng là phải xác định nguyên nhân chủ yếu. Bởi vì nguyên nhân gây tăng cân có thể có những gợi ý có ý nghĩa. Trong khi mỡ là nguyên nhân thông thường nhất gây tăng cân, việc tăng cân cũng có thể do báng bụng. Báng bụng là một dấu hiệu của bệnh gan xấu đi. Việc tăng cân cũng có thể bởi tăng protein do khối cơ lớn lên. Điều đó có thể giải thích như sự tăng sức khỏe. Cơ tăng nhiều hơn mỡ và vì thể nếu tòan cơ thể là một khối thống nhất của con người thì dạng tăng cân là sự phần thưởng. Điều được khuyên là phải được đánh giá  bởi một chuyên gia nếu có sự tăng cân không bình thường xảy ra. Nhà chuyên gia sẽ xác định cái gì điều trị là cần thiết ở các tình huống, nếu có thể.
Cũng như tăng cân, việc mất cân cũng có thể do sự thay đổi của nhiều yếu tố. Nếu một người tham gia một chế độ ăn giảm mỡ và/ hay giảm năng lượng, sau đó bất kỳ việc giảm cân có thể được quy cho chế độ ăn. Tuy nhiên, việc sụt cân, đặc biệt nếu không bình thường, có thể do mất protein hay cơ. Điều này có thể là một dấu hiệu của bệnh gan xấu hơn hay ung thư gan. Điều quan trọng là phải tham vấn với một bác sĩ trước khia bắt đầu một chế độ ăn của người giảm cân và phải theo sự giám sát của bác sĩ khi chế độ ăn được tiến hành. Điều quan trọng nhất là phải thông báo cho bác sĩ nếu việc sụt cân bất thường xảy ra.

2/Lý do tại sao những người mắc bệnh gan có một thời gian lâu dài sụt cân
Nhiều người mắc bệnh gan có một thời gian sụt cân khó khăn. Điều này có thể được quy bởi bất kỳ những yếu tố nào dưới đây. Đầu tiên, một vài dược phẩm được dùng để điều trị bệnh gan có thể thật sư gây  tăng cân. Thí dụ thông thường nhất của điều này là thuốc prednisone. Prednisone được dùng điều trị viêm gan tự miễn  và là một thành phần trong tòan bộ các thuốc chống nôn được dùng sau ghép gan. Prednisone thì nổi tiếng gây ra tăng cân, cả tăng về phần trăm mỡ của cơ thể và cả khuynh hướng của nó làm tăng sự giữ nước.
Thứ hai, những người mắc bệnh gan thường có suy giáp (một tình trạng giảm chức năng tuyến giáp). Điều này dẫn tới việc chậm chuyển hóa là nguyên nhân điển hình để tăng cân. Sự bất thường tuyến giáp thường được thấy ở những người AIH và những người đang điều trị interferon đối với viêm gan virus B hay C. bất thường tuyến giáp thì dễ dàng điều chỉnh bằng thuốc.
Thứ ba, nhiều người mắc bệnh gan thường mệt mỏi mãn tính. Do đó, họ có thể hiếm khi tập luyện và có xu hướng tạo ra những kiểu cuộc sống liên quan đến sự tĩnh tại ngồi một chỗ. Điều này tạo thành một vòng tròn mà cứ duy trì thì sẽ tăng cân ở tương lai.
Cuối cùng, là điều thông thường ở một người có tăng cân đáng kể  sau nhận gan ghép. Điều này xảy ra do những thuốc sử dụng để ngăn ngừa sự thải mô gan, như cyclosporine và prednisone, có thể gây sự gia tăng mỡ cơ thể và giữ nước. Vấn đề này có thể  được điều trị trong nhiều trường hợp bằng cách giảm chậm liều prednisone cho đến khi điều đó không xảy ra nữa và đổi cyclosporine bằng tacrolimus. Việc thải mảnh gan ghép có xu hướng nghiêng về việc chấp thuận do một chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa mỡ. Điều này có khả năng xảy ra hầu hết là bởi chế độ ăn của họ có thể quá nghiêm ngặc trước khi ghép hay cảm giác ngon miệng của họ có thể đã bị kìm nén bởi bệnh của họ và việc liên quan đến lo lắng. Sau ghép, một cảm giác mới hạnh phúc, liên quan đến việc cải thiện cách nhìn cuộc sống, thường dẫn đến một cảm giác ngon miệng tăng lên.

3/Cảnh báo về những chế độ ăn kiêng tăng cường và những thuốc ăn kiêng.
Phương pháp được đề nghị để giảm cân được chấp nhận là chế độ ăn cân đối, khỏe mạnh và tập luyện điều đặn. Thật dễ bị cám dỗ để thực hiện một chế độ ngắn để đến đích qua việc dùng những chế độ ăn kiêng tăng cường hay những thuốc ăn kiêng. Điều này dứt khoát không được đề nghị. Những thuốc này đa số ở thị trường có thể được gây nên những tác hại nghiêm trọng hay thậm chí những hậu quả chết người ở một người mắc bệnh gan. Nhiều chế độ ăn kiêng chỉ dùng một loại thức ăn, chẳng hạn như bưởi … Gan của một người khoẻ mạnh có thể dung nạp được phương pháp này, nhưng một gan đã tổn thưởng thì thường không thể. Sự mất cân bằng dinh dưỡng mà đó là một chế độ ăn kỳ cục khờ dại có thể làm gan yếu hơn đến mức suy và đưa người bệnh vào bệnh viện. Điều tương tự cũng áp dụng cho một vài thuốc ăn kiêng. Hãy ghi nhớ, mọi thứ đã được ăn vào cuối cùng đều phải chuyển hóa tại gan. Những thuốc ăn kiêng có thể làm thêm stress cho một lá gan đã sẵn nặng, bằng cách đấy gia tăng khả năng mà tình trạng của một người sẽ xấu hơn là được cải thiện. Mặc dù tiêu tốn khoảng 33 tỉ đô la mỗi năm cho những sản phẩm thương mại làm giảm cân,  nhưng có sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở Mỹ hơn hai thập niên cuối này. Điều này nhấn mạnh quan điểm rằng những sản phẩm này không có kết quả và không nên thử.
4/Lý do tại sao những người mắc bệnh gan có sự tăng cân trong một thời gian dài.
            Một vài người mắc bệnh gan có một thời gian tăng cân dài. Điều này thường xảy ra hơn ở những người xơ gan. Như đã chú thích ở trên, trong suốt thời gian này, protein được dùng như một nguồn năng lượng khi cơ thể bắt đầu phá huỷ chính bản thân cơ của mình trong một cố gắng tuyệt vọng để sống còn. Kết quả của điều này là mất mỡ, và thậm chí là cả cơ. Việc xảy ra này được gọi là thiếu dinh dưỡng năng lượng protein , một tình trạng giống như chết đói. Dinh dưỡng thiếu protein  được tin là xảy ra khoảng 20% những người xơ gan còn bù và 80% những người xơ gan mất bù (những người có bệnh não, chảy máu do dãn tĩnh mạch, hay báng bụng).
Những người xơ gan  thường giảm cảm giác ngon miệng, buồn nôn, và cảm giác đầy thậm chí sau khi ăn những bữa ăn nhỏ. Khi tính calori được thực hiện ở những người này, họ thường cho thấy việc ăn vào ở số lượng dưới mức tối ưu, cho dù những người này thường cảm thấy rằng họ đang ăn đầy đủ. Những người có rắc rối ở việc tăng cân thì có thể chắc rằng họ đang ăn gấp đôi những bữa ăn nhỏ thêm vào đó là một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Nếu cảm giác ngon miệng của một người kém, thì người đó có thể thử ăn thực phẩm em bé. Đúng- thực phẩm trẻ em. Thực phẩm trẻ em là một nguồn dinh dưỡng nhiều calori và dễ tiêu hoá. Giảm cảm giác ngon miệng có thể bởi một chế độ ăn không ngon. Vì thế, natri và/ hay đạm động vật- của chế độ ăn kiêng nên giữ nguyên chỉ nếu người này đang có báng bụng và bệnh não, hay riêng từng tình huống.
Việc thiếu kẽm có thể gây  ra sự giảm cảm giác ngon miệng. Mức kẽm của một người nên được xác định và nếu sự thiếu hụt được tìm thấy, thì việc bổ sung kẽm sẽ là cần thiết. Khoảng 37% người xơ gan nhiễm bệnh tiểu đường, điều này thường là nguyên nhân cho mất khả năng tăng cân. Khi mức đường được điều trị bằng thuốc, những bệnh nhân sẽ thấy rằng dễ dàng tăng cân.
Những người mắc bệnh gan ứ mật như xơ gan mật nguyên phát, hay bất kỳ ai bị ứ mật (hư hỏng dòng chảy của mật). Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh gan nào ở giai đoạn cuối, có thể là không có khả năng hấp thu mỡ một cách hiệu quả. Tình trạng này được biết như hấp thu mỡ kém. Điều này có thể là bởi sự kém của việc bài tiết muối mật, một chất cần thiết cho hấp thu mỡ. Mỡ ở những người này không có khả năng hấp thu được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân của họ, mà phân này có xu hướng nhiều, sáng màu, sệt, và có bọt trên bề mặt. Loại phân này được biết như phân nhiễm mỡ. Những người kém hấp thu mỡ thì không có khả năng hấp thu các vitamin tan trong mỡ – A, D, E, và K. Những người này nên được kiểm tra việc thiếu các vitamin này cũng như việc thiếu magne. Việc bổ sung được đề nghị là cần thiết để tránh những biến chứng lâu dài. Triglyceride chuỗi trung bình (như NutriHep dinh dưỡng trong đường ruột, Nestle, Deerfield , II) nên được thêm vào như sự bổ sung chế độ ăn.

VII/TẬP LUYỆN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH GAN


Tập luyện đều đặn là một thành phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh gan. Điều này là vài điều mà không thể tìm thấy ở bất kỳ cuốn sách giáo khoa y nào hay đã được dạy ở những căn phòng của trường y. điều đó có thể giải thích  tại sao hầu hết các bác sĩ về gan không nhận ra rằng việc tập luyện có thể duy trì sức khoẻ cho những bệnh nhân của họ quan trọng như thế nào. Nhưng tôi đã thấy những lợi điểm lặp đi lặp lại trong quá trình thực tiễn của tôi. Những người có một vóc dáng tốt và tập luyện trên một nền tảng cơ bản đều đặn không chỉ cảm thấy khỏe hơn mà còn thường đáp ứng với điều trị y khoa tốt hơn. Mọi người không phải tập luyện nhiều để đạt được những thuận lợi đó. Cũng không cần việc tập luyện phải có ý thức làm quá sức. Vấn đề chính là đơn giản để thực hiện. Tập luyện đều đặn sẽ tăng mức năng lượng, giảm stress đối với gan, và trong nhiều trường hợp thậm chí là chậm các đợt tấn công của bất kỳ biến chứng nào liên quan đến bệnh gan. Đối với nhiều người mắc bệnh gan, điều chủ yếu là phải tham vấn một bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình thể dục.

1/MỘT VÀI NHỮNG THUẬN LỢI CỦA TẬP LUYỆN
Thuận lợi của tập luyện là rất nhiều. Đầu tiên, tập luyện đem lại cho mọi người cảm giác hòan tòan hạnh phúc và cải thiện hình ảnh của chính bản thân mình. Điều này là một yếu tố được biết rằng nếu một người cảm thấy tinh thần tốt, thì hệ miễn dịch của cô ta sẽ mạnh hơn và đem lại cho cô ấy đỉnh cao hơn cần thiết trong cuộc chiến chống bệnh tật.
Thứ hai, như đã thảo luận từ trước, việc tập luyện đem lại cho một người một gia tăng sức mạnh. Mệt mỏi thì có thể là thông thường nhất như một trong những triệu chứng làm khó chịu mà những người mắc bệnh gan. Nhiều người mắc bệnh gan thường cảm thấy như họ không đủ năng lượng để đi ngang qua phòng, một mình đi xung quanh tòa nhà. Tuy nhiên, cách tốt nhất để chiến đấu với sự kiệt sức dường như không ngừng này là phải tập luyện. Vâng, quan điểm về việc tập luyện khi bạn mệt có thể dường như trái ngược với trực giác- giống như một vòng tròn sai lầm- nhưng hầu hết mọi người thấy rằng nó thật sự họat động. Phần nào, sự mệt mỏi có thể phải đi cùng với yếu tố cả tim và gan đang họat động quá mức để giữ một sự cung cấp tốt cho hệ tuần hòan được lọc máu suốt cả cơ thể. Thêm một thói quen tập luyện đều đặn thì khả năng tất cả các cơ quan họat động hiệu quả hơn. Theo thời gian, điều này sẽ gia tăng mức năng lượng. Trong khi hầu hết mọi người thấy điều này khó khăn thực hiện đầu tiên, cho dù thậm chí họ nhận thấy có những thuận lợi khiến nó có giá trị tốt.
Thứ ba, việc tập luyện cải thiện chức năng tim mạch. Khi cơ thể trở nên mạnh hơn, và thích hợp aerobic hơn. Hệ thống tim mạch sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn. Ít cố gắng hơn sẽ được yêu cầu đối với tim để bơm máu đến gan và những cơ quan khác của cơ thể. Sự ít cố gắng để với tim can bằng chức năng tim mạch mạnh hơn và một mức năng lượng tòan bộ được gia tăng cho một người mắc bệnh gan. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cố gắng thử vài tập luyện trong khi điều trị interferon, bởi vì điều này sẽ giảm sự mệt mỏi, sự dễ tức giận, và sự chán nản thường liên quan với thuốc này.
Thứ tư, việc tập luyện đưa đến kết quả là một sự giảm lượng mỡ tòan bộ cơ thể. Trong khi gần như mọi người đều biết rằng bản chất của thừa cân là một stress lớn của tim, nhưng hầu hết mọi người không nhận thấy rằng nó cũng làm vất vả hơn cho gan làm nhiệm vụ của nó. Khi mỡ cả cơ thể giảm thì hàm lượng mỡ ở gan cũng đồng thời giảm. Đây thường là đưa đến một việc giảm có ý nghĩa đối với những men gan đã tăng, Ăn đúng cách và tập luyện nhiều thì không nghi ngờ gì là các lâu nhất để giảm cân được biết đối với lòai người nhưng nó cũng là cách ăn tòan nhất và chắc chắn nhất. Đó là một điều đặc biệt đúng đối với những người mắc bệnh gan. Thậm chí việc tập luyện không liên tục cũng cho thấy là tốt cho những phụ nữ béo phì. Việc kết hợp một chế độ ăn khỏe mạnh với việc rèn luyện đều đặn cũng là cách tốt nhất để tránh khỏi sự tăng cân trở lại.

2/NHỮNG THUẬN LỢI CỦA TẬP LUYỆN ĐỐI VỚI LÕANG XƯƠNG
Tập luyện thì cần thiết để giảm tỉ lệ những rối lọan xương tiềm ẩn. Lõang xương là một rối lọan xương thường liên quan với bệnh gan. Nó là kết quả của việc giảm tỉ trọng xương, do đó dẫn đến xương  mỏng manh, dễ gãy xương. Trong khi lõang xương là một bệnh mà thông thường nhất ảnh hưởng đến những phụ nữ sau mãn kinh, nó cũng có thể ảnh hưởng đến những phụ nữ tiền mãn kinh và những nam giới mắc bệnh gan. Những phụ nữ sau mãn kinh đặc biệt có thể bị lõang xương bởi vì việc sản xuất estrogen đã dừng, việc mất xương gia tăng. Hơn nữa, những phụ nữ thì tự nhiên đã có một tỉ lệ khối cơ và xương thấp hơn nam giới. Điều này càng về sau càng gia tăng nguy cơ đối với họ về việc phát triển chứng loãng xương. Những nguy cơ khác của bệnh loãng xương ở những người gồm sử dụng rượu quá nhiều, xơ gan mật nguyên phát, xơ gan do bất kỳ bệnh gan nào đang tiến triển sẽ dẫn đến điển hình là sự mất cơ, và việc dùng prednisone cũng đưa đến loãng xương. May mắn, mọi người có thể giảm khả năng phát triển chứng loãng xương bằng cách luyện tập và một chế độ ăn khỏe mạnh thành một phần của cuộc sống của họ.
Cơ gia tăng kích thước để đáp ứng lại với việc co cơ, xương dài ra và gia tăng tỉ trọng  khi cơ bám vào và co lại. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sự phát triển cơ và xương được thúc đẩy bằng cách tập luyện thể lực và cũng để ngăn ngừa loãng xương. Bổ sung một chế độ ăn  với ít nhất 1.000 đến 1.500 mg mỗi ngày calcium với kết hợp vitamin D thì cũng quan trọng. Nếu một người thật sự loãng xương thì không cần giữ cô ấy khỏi tập luyện, nhưng cô ấy sẽ phải trở nên cẩn thận hơn để tránh khỏi gẫy bấy kỳ xương nào. Những bài tập thể dục nhịp điệu có khả năng va chạm cao bao gồm: nhảy và đánh xoáy (vặn, xoay) thì có thể gia tăng nguy cơ của chấn thương thì nên tránh. Những bài tập thể dục nhịp điệu có va chạm ít như bơi và đi bộ thì là lựa chọn an toàn nhất cho việc tập luyện thể dục nhịp điệu. Những bài tập thể lực với những quả cân nhẹ nói chung có thể thực hiện an toàn.  Chạy trên một mặt phẳng cứng như đường trải bê tông nên tránh. Những mặt phẳng mềm như những đường chạy được thiết kế đặc biệt, hay  bãi biển cát thì thích hợp hơn.

3/NHỮNG LOẠI BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH GAN
Những người mắc bệnh gan nên chọn cả thể dục nhịp điệu và cả thể dục thể lực, bởi vì mỗi một loại hình thể dục đóng vai trò khác nhau trong việc đấu tranh lại bệnh gan. Thật may có rất nhiều sách, băng video, và những chương trình tivi dạy từng bước cả các loại thể dục. Điều quan trọng là dùng những tư liệu tự giúp đỡ này trước khi bắt đầu bấy kỳ chế độ tập luyện nào. Những ý kiến hữu ích khác bao gồm sắp xếp một vài buổi hẹn với một nhà huấn luyện cá nhân để thiết kế một thói quen phù hợp để tiếp nhận một cách cá nhân những cần thiết của một người mắc bệnh gan. Nhiều nhà huấn luyện thích hợp sẽ làm việc đều đặn tại nhà của những khách hàng của họ hay nhà của người huấn luyện. Và gần đây, những thuận lợi được huấn luyện thích hợp một người với một huấn luyện viên đã trở nên phổ biến. Người ta lưu tâm cả sự kín đáo hay riêng biệt và cả sự riêng tư. Điều này thì quan trọng khi nhiều người có quá nhiều sự ý thức riêng biệt hay quá ngại ngùng để tập luyện trong một phòng tập tập trung hay, và làm mất động lực tự thúc đẩy sau một vài buổi tập đầu tiên tại phòng tập. Sự vui vẻ tăng dần lên sẽ xuất hiện rất nhanh tại phòng tập phục vụ đặc biệt cho những cá nhân không có một hình dáng đẹp. Trong những tình huống thuận lợi này, sự bối rối sẽ giảm đi và sự tập trung những người có tình cảnh giống nhau tạo nên một môi trường thân thuộc để thành  một nhóm liên kết hỗ trợ: câu lạc bộ sức khỏe. Cuối cùng, khả năng thành công được gia tăng nếu một người chấp nhận một chương trình tập luyện mà cô ấy thật sự thích thú và thấy rằng có thể dễ dàng tham gia đều và ổn định ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Lựa chọn thời điểm là rất quan trọng. Điều tốt để tập luyện là bấy kỳ thời gian nào trong ngày mà tiện lợi cho từng cá nhân. Tuy nhiên, gần hết của một ngày, hầu hết mọi người luôn quá mệt mỏi về thể xác và tinh thần để làm bấy cứ việc gì, tệ hơn hết là tiếp tục một công việc nhàm chán! Đấy là điều tại sao hầu hết những người mắc bệnh gan thấy rằng họ cần thực hiện bài tập của họ là điều đầu tiên trong buổi sáng. Trong khi một vài người có thể thấy nó khó khăn để sắp xếp buổi sáng cho nó một vị trí đầu tiên, khi họ muốn bắt đầu với một chế độ tập luyện, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và nhiều người thường thấy rằng việc tập luyện vào buổi sáng sẽ giúp đem lại cho họ một sự gia tăng đặc biệt về sức khỏe được tạo ra suốt cả ngày. Cuối cùng, không được làm quá sức. Đấy là điều quan trọng hơn để duy trì một thói quen đều đặn hơn là để lập bấy kỳ thành tích nào.

4/TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
Tập thể dục nhịp điệu thì huấn luyện cho tim, phổi, và tòan bộ hệ mạch máu tim để thực hiện và phân phát oxygen nhanh và hiệu quả hơn đến mọi nơi trong cơ thể. Lọai thể dục này tác động đến bơm quả tim. Khi một người trở nên thích hợp với thể dục nhịp điệu hơn thì quả tim sẽ không phải làm việc vất vả để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể bao gồm cả gan. Mạch sẽ bắt đầu chậm hơn, khiến dễ dàng hơn cho gan để gửi trả lại phần còn lại của cơ thể lượng máu nó đã lọc. Điều thuận lợi này ở một người tập thể dục nhịp điệu nhuần nhuyễn bao gồm một mức sức lực được cải thiện một cách tòan bộ, mà được hiểu là giảm sự mệt mỏi. May mắn, một người không phải mua những bộ quần áo tập luyện thời trang hay đi đến một phòng tập tốt để tập thể dục nhịp điệu. Đi bộ nhanh, đạp xe đạp (cả tại chỗ và đều đặn), bơi, hay làm một công việc nặng hàng ngày tất cả đều cung cấp những thuận lợi của thể dục nhịp điệu một cách chắc chắn. Nhiều người bắt đầu với một vài việc dễ dàng như đi bộ xung quanh tòa nhà. Một gợi ý hữu ích là hãy bắt đầu bằng việc đi bộ lên và xuống con đường gần nhà. Với cách này, nếu một cơn mệt xảy ra đột ngột thì sẽ không tốn nhiều thời gian để về nhà.

5/TẬP LUYỆN THỂ LỰC
Tập luyện thể lực xây đắp cả xương và cơ. Vì nhiều lý do, nó quan trọng đối với tất cả những người mắc bệnh gan để sát nhập việc tập thể lực thành những thói quen tập luyên hàng ngày của họ. Đầu tiên, bởi vì họ có xu hướng lõang xương, nên những người mắc bệnh gan cần bộ xương mạnh khỏe. Việc tập luyện thể lực là các tốt nhất để đấu tranh chống lại việc này, vì cơ mạnh thì tương đương xương mạnh. Thứ hai, ở những giai đọan tiến triển của bệnh gan, cơ thể sẽ bị áp lực của việc lấy cơ như một nguồn năng lượng, và những người này có nguy cơ gia tăng sự mất cơ nghiêm trọng và sức khỏe bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, nếu một người có một nguồn dự trữ cơ đã được tích lũy trong cơ thể thì nó sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để các biến chứng của bệnh gan phát triển. Thứ ba, những người có quá nhiều mỡ trong cơ thể thì có nguy cơ tình trạng gan cơ bản của họ bị xấu đi bởi sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ của phải do rượu (NAFLD). Việc tập luyện thể lực làm giảm số lượng mỡ trên cơ thể và gia tăng khối cơ. Vì thế, khả năng của sự phát trỉên của NAFLD sẽ được giảm xuống. Cuối cùng, vì cơ nặng hơn mỡ nên việc tập luyện thể lực sẽ có ý nghĩa tốt hơn để đạt được sức khỏe săn chắc đối với những người này mà ở tình trạng ít cân.
Một ngọai trừ đối với tập luyện thể lực nên được lưu ý. Những người bị xơ gan đã có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản nên tránh tập luyện thể lực. Điều này là do trương lực của thành thực quản có thể gia tăng mạnh với việc tập thể lực, mà điều đó sẽ đẩy nhóm này đến nguy cơ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu.
Một lần nữa, có nhiều sách, băng video tự gúp đỡ mà chúng mô tả làm thế nào để tạo được một thói quen tập luyện thể lực cá nhân. Một ý kiến hay là thuê một huấn luyện viên thích hợp, người có thể thiết kế một thói quen riêng đặc biệt cho sự cần thiết của từng cá thể. Điều quan trọng là người huấn luyện viên cần có kiến thức về những rối lọan gan của khách hàng và nhận thấy điều đó, do đó  khách hàng sẽ không phải luôn luôn tập luyện hết tòan bộ sức lực của họ. Một người mắc bệnh gan không nên đẩy bản thân mình quá sức, cũng không nên cho phép cô ta bị đẩy tập quá sức bởi huấn luyện viên. Nếu cô ta cảm thấy quá mệt hay một phần cơ thể cảm thấy mệt, căng thẳng, cô ta nên ngưng tập cho đến khi cô ấy cảm thấy khá hơn. Việc huấn luyện phù hợp trở nên một phạm trù mà yêu cầu phải có giấy xác nhận, vì thế hãy chắc chắn rằng người huấn luyện viên là người đã được giấy chứng nhận.
Điều quan trọng phải nhớ là luyện tập nhiều một phần của cơ thể bằng nhau. Bạn có biết là có mười một phần cơ thể riêng biệt phải luyện tập không?! Bằng cách này, những khả năng bị tổn thương sẽ giảm xuống. Một vài bài tập kéo căng nên luôn luôn được thực hiện đầu tiên để làm ấm cơ trước khi thực hiện những bài tập thể lực. Số lần cân nặng được nâng nên cho phép từ 8 đến 12 lần. Mỗi một lần lập lại được xác định như một lần thực hiện riêng biệt và đầy đủ từng động tác của một bài tập nâng riêng biệt.một bài tập là  một nhóm riêng những động tác tập lại, được theo sau bởi một sự nghỉ ngơi ngắn có chu kỳ. Ba bài tập  của thể lọai tập này nên được thực hiện. Mục đích để tập luyện mỗi phần của cơ thể ít nhất một lần một tuần. Hai lần mỗi tuần là lý tưởng.

6/SẮP XẾP VỚI NHAU THÀNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN
Không một ai đòi hỏi một người bắt đầu chế độ tập phải chạy marathon hay tham gia một trận đấu thể dục thể hình. Thiết lập những tiêu chuẩn cao quá chỉ xác định sự thất bại. Nhưng nếu một người bắt đầu với những mục tiêu dễ và làm việc chăm chỉ với nó, cô ấy sẽ khả năng nhanh chóng hơn để tạo việc tập luyện thành một phần thói quen hàng ngày của cô ấy. Một chế độ bắt đầu tốt có thể bao gồm 10 đến 20 phút tập thể dục nhịp điệu, sau đó một vài phút tập thể dục thể lực ba lần mỗi tuần. Mỗi một người nên tập luyện bước đi bộ nhanh của riêng mình cho đến khi cô ấy tập luyện mỗi ngày hay ít nhất 3 đến 5 lần mỗi tuần. Nhưng thậm chí nếu một người có thể chỉ có thể tập luyện cho vài phút mỗi lần thì cũng không cần thất vọng. Thực hiện một bài tập nhỏ thì tốt hơn là không làm gì cả. Nó sẽ dễ dàng hơn theo thời gian.
Khi một người ở một giai đọan cấp tính của viêm gan hay đang trải qua sự trầm trọng hay suy sụp của bệnh tật, thì bất kỳ sự cố gắng quá sức nào cũng nên tránh. Tuy nhiên, không cần phải ép buộc nghỉ ngơi trên giường. Một người nên lắng nghe cơ thể của cô ấy. Nếu cô ấy mệt, sau đó là thời gian nghỉ ngơi. Nếu cô ấy thấy có nhiệm vụ phải họat động cơ thể thì sau đó có nghĩa là cô ấy nên họat động. Nhưng cô ấy phải có ý thức với những giới hạn bản thân và biết khi nào là lúc phải ngưng. Gan chỉ có một số năng lượng để phân phối đến tòan bộ phần còn lại của cơ thể vì thế thật không thông minh để làm việc quá sức của nó. Nhắc lại một lần nữa, là vai trò chủ yếu phải bàn bạc với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình tập luyện nào.

VIII/KẾT LUẬN

Bởi vì một chế độ ăn khỏe mạnh và một chế độ tập luyện thích hợp không thể thay thế cho việc điều trị quy ước, cho nên nó nên được cân nhắc là một sự bổ sung thiết yếu với điều trị. Trên thực tế, sau một chế độ phù hợp có thể có cải thiện thật sự những điều thuận lợi trong một thời gian dài ở một vài người mắc bệnh gan và có thể giúp ngăn ngừa hay làm chậm lại những đợt tấn công của các biến chứng liên quan đến bệnh gan. Vì thế, dinh dưỡng và tập luyện phù hợp cũng có thể giảm tối thiểu sự cần thiết phải dùng quá nhiều thuốc trong nhiều trường hợp. Vì thế mỗi một người có những sự cần thiết riêng và những yêu cầu riêng liên quan đến chế độ ăn và tập luyện, thì điều quan trọng là phải tìm đến một chuyên gia về gan, chuyên viên dinh dưỡng, và, hay những huấn luyện phù hợp những người có sự am tường để hướng dẫn cho bạn những hướng đúng. Bài này cung cấp những hướng dẫn chung để tạo một nền tảng cơ bản cho một chương trình tập luyện và dinh dưỡng cho từng cá nhân.

 



Home Page | Tài liệu chuyên môn | Bạn cần biết | Thông tin hội nghị | Liên hệ

Copyright © 2005 Dr. Phạm Thị Thu Thủy - Khoa gan - Trung tâm Y khoa Tp. Hồ Chí Minh