THÔNG TIN HỘI NGHỊ GAN MẬT HOA KỲ

BOSTON 2/11 - 6/11/2007

Bệnh gan hiện nay nhất là bệnh gan do virus vẫn là mối quan tâm của toàn cầu. Biến chứng của bệnh gan phổ biến là xơ gan , ung thư gan …mà việc điều trị còn rất nhiều khó khăn. Hội nghị đã mở ra khuynh hướng điều trị mới , đi sâu vào sinh lý bệnh của từng bệnh , hiểu rõ cơ chế bệnh …đi đến điều trị tận gốc , tận đích của bệnh : tác động lên bề mặt tế bào trong bệnh lý viêm , bệnh lý ác tính, tác động lên tận RNA của virus trong trường hợp nhiễm siêu vi…..Các phương pháp chẩn đoán sớm , chẩn đoán về gen cũng phát triển …..giúp cho việc chẩn đoán và phòng bệnh hiệu quả. Các bệnh lý  được qua tâm và phát triển: bệnh gan do gen , do di truyền; bệnh gan thấm mỡ, bệnh gan do siêu vi, bệnh mạch máu gan, ung thư gan , biến chúng xơ gan…

I.XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG GAN KHÔNG CẦN SINH THIẾT:


Ngày nay có rất nhiều phương pháp xác định mức độ tổn thương gan mà không cần sinh thiết gan, sau đây là các phương pháp với các mức độ : nhạy cảm , chuyên biệt , dương tính giả , âm tính giả

Tác giả

Tên phương pháp

Độ nhạy cảm

Độ chuyên biệt

Tỉ lệ dương tính giả

Tỉ lệ âm tính giả

Wai 2003

APRI

41%

95%

88%

64%

Rosemberg 2004

ELF

90.5%

41%

99%

92%

Ziol 2005

FibroScan

56%

91%

85%

56%

Imbert-Bismut 2001

Fibrotest

87%

59%

63%

85%

Patel 2004

Fibrospect

77%

73%

74%

76%

Adams 2005

Hepascore

63%

89%

88%

95%

II.NHỮNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B HIỆN NAY ĐƯỢC FDA CHẤP NHẬN:

Thuốc

Liều + Thời gian điều trị

Điều trị được cho bệnh nhân HIV bị viêm gan B mãn

Ức chế được HIV, HBV

Interferon alfa

*5M/ngày hay 10M 3 lần/tuần
*16-48 tuần

không

không

Peginterferon alfa-2a

*180mcg/tuần
*6—12 tháng

không

Lamivudine

*300mg/ngày nếu HIV (+)
*tối thiểi 12 tháng

không

Emtricitabine

*200mg/ngày
*thời gian điều trị kéo dài……

không

Adefovir

*10mg/ngày
*thời gian điều trị kéo dài……

không

không

Tenofovir

*300mg/ngày
*thời gian điều trị kéo dài……

không

Entecavir

*0.5 mg/ngày –bệnh nhân mới
*1mg/ngày –bệnh nhân kháng Lamivudine
*thời gian điều trị kéo dài……

Telbivudine

600mg/ngày-chỉ điều trị bệnh nhân mới, chưa kháng thuốc

không

không

III.HƯỚNG MỚI CHO ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C:

Điều trị viêm gan C còn rất nhiều khó khăn và phức tạp , nhất là nhóm genotype khó như: 1 , 1a, 1b.. Một số điều trị không thành công , hoặc bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Một số thuốc kháng virus , ức chế tận đích virus , tác động lên men proteas, polymerase….mang lại hy vọng cho bệnh nhân đã điều trị thất bại  với Peginterferon + Ribavirin…..

New Treatment

1.Interferon: Albinterferon , tiêm 2 tuần / 1 lần hay 1 tháng / 1 lần . Hiệu quả hơn Peginterferon , tỏ ra hiệu quả cho genotype 1.
- một số interferon đang nghiên cứu: Pegamax, Locteron, Omega interferon
2. Ức chế protease : NS3/4
Đây là các thuốc viên uống giúp cho điều trị viêm gan C khó điều trị: genotype 1
_Ciluprevir (BILN 2061)
_Telaprevir (VX-950)
_Boceprevir( SCH 503034)
_ITMN -191
_ACH-806
3. Ức chế polymerase: NS5B
Đây là các thuốc viên uống , khi phối hợp Interferon làm tăng hiệu quả điều trị rất đáng kể , giúp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân đã thất bại điều trị trước đó
*Nucleoside:
_Valopicitabine (NM 283)
_R 1479 và R 1626
*Non-nucleoside:
_HCV-796
_GS-9190
4.Ức chế NS5A : A-831 và A-689
5.Ức chế Cyclophilin: DEBIO-25, NIM 811

IV.UNG THƯ GAN

1.Dấu ấn chẩn đoán ung thư gan:
_AFP: (alpha-fetoprotein): tuy nhiên AFP có thể bình thường khi khối u nhỏ, AFP cũng có thể tăng trong trường hợp viêm gan nặng.
_PIVKA II (protein induced by vitamin K absence of antagonist)
_AFP L3%: rất nhạy với sự phát triển khối u
_Des-gamma carboxyprothrombin: chẩn đoán sớm ung thư gan
2.Helical CT: là công cụ chẩn đoán tính chất khối u chính xác
3. Nên truy tìm ung thư gan định kỳ cho bệnh nhân bệnh gan:
_AFP, PIVKA II mỗi 3 tháng
_Siêu âm mổi 3-4 tháng
_CT hay MRI mỗi 6—12 tháng
_Nếu viêm gan không xơ gan thì thời gian theo dõi có thể cách khoảng dài hơn
_Nếu có xơ gan , khoảng cách theo dõi có thể ngắn hơn.
_Bệnh nhân viêm gan C, nam , tuổi lớn hơn 55 nên theo dõi thường xuyên

V. ĐỐI TƯỢNG NÊN TRUY TÌM UNG THƯ GAN:

1.Người mang siêu vi B:
-Đàn ông châu Á > 40 tuổi
-Phụ nữ châu Á >50 tuổi
-Xơ gan do siêu vi B
-Gia đình có người ung thư gan
-Người châu Phi > 20 tuổi
-Bệnh nhân với HBVDNA cao
2.Xơ gan không do siêu vi B:
-viêm gan C
-xơ gan do rượu
-Bệnh gan ứ sắt
-Xơ gan mật nguyên phát
3. Đối tượng có thể truy tìm:
-Xơ gan do thiếu men alpha 1-antitrypsin
-Xơ gan do viêm gan mỡ không do rượu
-Xơ gan do viêm gan tự miễn



Home Page | Tài liệu chuyên môn | Bạn cần biết | Thông tin hội nghị | Liên hệ

Copyright © 2005 Dr. Phạm Thị Thu Thủy - Khoa gan - Trung tâm Y khoa Tp. Hồ Chí Minh