HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHÁC ĐỒ SOFOSBUVIR KẾT HỢP RIBAVIRIN ± PegIFN Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM CHƯA TỪNG HOẶC ĐÃ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C MẠN TÍNH KIỂU GEN 1 & 6.
TS. BS Phạm Thị Thu Thủy, BS Hồ Tấn Đạt.
Trung Tâm Y Khoa MEDIC, TP Hồ Chí Minh.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề.
Sự phát triển nhanh chóng của các thuốc uống (DAA) điều trị siêu vi viêm gan C (HCV) đã làm thay đổi tỉ lệ điều trị hết viêm gan siêu vi C. Nhiều phác đồ thuốc DAA có khả năng điều trị hết HCV đến hơn 90%, nhưng các nhóm thuốc uống DAA mới ở Việt Nam chỉ có thông dụng là Sofosbuvir của Ấn Độ. Do đó chúng tôi nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của phác đồ Sofosbuvir (SOF) và Ribavirin (RBV) có hay không có Peg-interferon (PegIFN) trong điều trị bệnh nhân Việt Nam viêm gan siêu vi C mạn kiểu gen 1, 6 chưa hoặc đã từng điều trị.
Mục đích.
- Đánh giá hiệu quả điều trị của SOF + RBV ± PegIFN của bệnh nhân với đáp ứng siêu vi bền vững ở tuần 24 (SVR 24) sau khi ngưng điều trị.
- Đánh giá độ an toàn và sự dung nạp của phác đồ SOF + RBV ± PegIFN.
- Xem xét các yếu tố tiên lượng SVR.
Đối tượng và phương pháp.
Đây là một nghiên cứu tiền cứu, nhãn mỡ, ngẫu nhiên. 120 bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn chưa từng hoặc đã từng điều trị tại Trung Tâm Y Khoa MEDIC, thành phố Hồ Chí Minh, có kiểu gen 1, 6 được chọn, chia thành 4 nhóm:
- Nhóm IA: Gồm 40 bệnh nhân kiểu gen 1 được điều trị 12 tuần với SOF + RBV + PegIFN.
- Nhóm IB: Gồm 20 bệnh nhân kiểu gen 1 được điều trị 24 tuần với SOF + RBV.
- Nhóm IIA: Gồm 40 bệnh nhân kiểu gen 6 được điều trị 12 tuần với SOF + RBV + PegIFN.
- Nhóm IIB: Gồm 20 bệnh nhân kiểu gen 6 được điều trị 24 tuần với SOF + RBV.
Đáp ứng siêu vi bền vững là không phát hiện HCVRNA sau 24 tuần theo dõi. Các yếu tố tuổi, giới tính, BMI, IL28B, độ đàn hồi gan FibroScan và bệnh nhân đã từng điều trị hay chưa được xem xét ảnh hưởng đến hiệu quả và tiên lượng điều trị.
Kết quả.
SVR của nhóm IA là 100%, nhóm IB là 90%, nhóm IIA là 100% và nhóm IIB là 100%. (p > 0.05).
2 bệnh nhân của nhóm IB tái phát: 1 bệnh nhân chưa từng điều trị, kiểu gen 1b, FibroScan F4; 1 bệnh nhân đã từng điều trị, kiểu gen 1b, FibroScan F4.
Các tác dụng phụ rất hiếm gặp trong nhóm điều trị với SOF + RBV. Vài tác dụng phụ gặp trong nhóm điều trị với SOF + RBV + PegIFN nhẹ nên không cần ngưng thuốc hoặc giảm liều RBV.
Kết luận.
Phác đồ SOF + RBV ± PegIFN hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn kiểu gen 1 và 6 ở bệnh nhân Việt Nam. SVR của kiểu gen 6 tốt hơn kiểu gen 1. SVR ở nhóm bệnh nhân chưa từng hoặc đã từng điều trị giống nhau. Kiểu gen IL28B không có ý nghĩa tiên lượng SVR.
THE EFFICACY AND SAFETY OF SOFOSBUVIR PLUS RIBAVIRIN WITH OR WITHOUT PEG-INTERFERON IN TREATMENT OF NAÏVE AND EXPERIENCED VIETNAMESE PATIENTS WITH CHRONIC GENOTYPE 1 AND 6 HCV INFECTION.
SUMMARY.
Background.
The recent development of direct acting antivirus (DAA) has changed the field of hepatitis C. Many new DAAs drugs can cure more than 90% of chronic hepatitis C virus cases worldwide but in Viet Nam there is only Sofosbuvir from India. So we study the efficacy and safety of sofosbuvir plus ribavirin with or without peg-interferon in treatment of naïve and experienced Vietnamese patients with chronic genotype 1 and 6 HCV infection.
Aims.
- To evaluate the antiviral efficacy of sofosbuvir (SOF) + ribavirin (RBV) ± peg-interferon (PegIFN) by the proportion of subjects with sustained virologic response (SVR) 24 weeks after discontinuation of therapy.
- To evaluate the safety and tolerating of SOF+ RBV ± PegIFN.
- To consider which factors contribute to predicting the SVR.
Patients and methods.
We conducted an open-labeled randomized prospective trial of naïve and experienced patients with HCV genotype 1 and 6 at Medic Medical Center in Ho Chi Minh City. 120 chronic hepatitis C patients with genotype 1 and 6 were classified into 4 groups:
-Group IA included 40 patients with genotype 1 who received 12 weeks of treatment with SOF+ RBV+ PegIFN
- Group IB included 20 patients with genotype 1 who received 24 weeks of treatment with SOF+ RBV
- Group IIA included 40 patients with genotype 6 who received 12 weeks of treatment with SOF+ RBV+ PegIFN
- Group IIB included 20 patients with genotype 1 who received 24 weeks of treatment with SOF+ RBV.
SVR was defined as undetectable HCV RNA after 24 weeks of follow-up. Ages, genders, BMI, IL28B, FibroScan, naïve and experienced of patients were the factors for evaluating the effectiness of the treatment and the prognosis.
Results.
SVR of group IA was 100%, IB was 90%, IIA was 100%, IIB was 100%. (p>0.05)
Two patients of group IB relapsed: one naïve , genotype 1b, FibroScan F4 and another experienced, genotype 1b, FibroScan F4.
The adverse events were rare in groups with SOF and RBV treatment. Some adverse events in groups with SOF+RBV +PegIFN were slight and did not necessitate medication or reduced dosage of RBV.
Conclusion.
Regimes of therapy SOF plus RBV with or without PegIFN were effective and safe for Vietnamese patients with chronic hepatitis C genotype 1 and 6. SVR in genotype 6 was better than that of genotype 1. SVR was the same between naïve and experienced subjects. IL28B factor did not impact SVR.
I. Đặt vấn đề.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tỉ lệ bệnh và tử vong do siêu vi viêm gan C (HCV) tiếp tục gia tăng với ước tính 700.000 người tử vong mỗi năm do các biến chứng của bệnh viêm gan siêu vi C 18 . Khác với những bệnh nhiễm siêu vi mạn tính khác như siêu vi viêm gan B (HBV), siêu vi gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)… thì HCV là bệnh có thể điều trị khỏi. Những năm gần đây, với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các nhóm thuốc uống kháng siêu vi trực tiếp (direct acting antivirus: DAA) đã nâng hiệu quả điều trị hết HCV đến hơn 90% với các ưu điểm như ít tác dụng phụ, dễ xử dụng, thời gian điều trị ngắn; từ đó đã mở rộng cho chỉ định điều trị HCV: Bất kỳ bệnh nhân bị HCV đã hoặc chưa từng điều trị đều được xem xét điều trị 2, 5. Trên thế giới, nhiều nhóm thuốc với cơ chế tác dụng khác nhau với các phác đồ điều trị ngắn hạn khác nhau đã chứng minh cho thấy HCV là bệnh điều trị hết với tỉ lệ thành công cao, đặc biệt các hướng dẫn điều trị mới đa số đã bỏ Peg-interferon ra khỏi phác đồ điều trị HCV 2. Tuy nhiên, các thuốc DAA thế hệ mới ở Việt Nam còn ít, chỉ có thông dụng là Sofosbuvir của Ấn Độ. Những nghiên cứu đã công bố cho thấy ở Việt Nam chủ yếu là HCV kiểu gen 1 và 6 8, 14. Do đó chúng tôi nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của phác đồ Sofosbuvir (SOF) và Ribavirin (RBV) có hay không có Peg-interferon (PegIFN) trong điều trị bệnh nhân Việt Nam viêm gan siêu vi C mạn kiểu gen 1, 6 chưa hoặc đã từng điều trị.
Mục đích:
- Đánh giá hiệu quả điều trị của SOF + RBV ± PegIFN của bệnh nhân với đáp ứng siêu vi bền vững ở tuần 24 (SVR24) sau khi ngưng điều trị.
- Đánh giá độ an toàn và sự dung nạp của phát đồ SOF + RBV ± PegIFN.
- Xem xét các yếu tố tiên lượng SVR.
II. Đối tượng và phương pháp.
Đây là một nghiên cứu nhãn mỡ, ngẫu nhiên, tiền cứu.
1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- ≥ 18 tuổi.
- Viêm gan C mạn, kiểu gen 1& 6.
- Chưa điều trị hay thất bại điều trị PegIFN+RBV.
- AST, ALT <10 ×ULN.
- Bilirubin toàn phần <1,5 ×ULN.
- Tiểu cầu > 90.000 x 10^9/L (có dùng PegIFN).
- Tiểu cầu > 50.000 x 10^9/L (không có dùng PegIFN).
- Độ thanh thải creatinin ≥ 50 mL/phút.
2.Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đồng nhiễm HBV, HIV.
- Đã từng điều trị DAA trước đó.
- Xơ gan mất bù.
- Viêm gan tự miễn.
- Thai kỳ.
- Suy thận, thalassemia, ung thư tế bào gan.
- Tâm thần, nghiện rượu, ma túy.
3.Nghiên cứu tiến hành từ tháng 4/2015 đến tháng 08/2016, tổng cộng có 120 bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tại Trung Tâm Y Khoa MEDIC, thành phố Hồ Chí Minh được chọn, chia thành 4 nhóm:
- Nhóm IA: Gồm 40 bệnh nhân kiểu gen 1 được điều trị 12 tuần với SOF + RBV + PegIFN.
- Nhóm IB: Gồm 20 bệnh nhân kiểu gen 1 được điều trị 24 tuần với SOF + RBV.
- Nhóm IIA: Gồm 40 bệnh nhân kiểu gen 6 được điều trị 12 tuần với SOF + RBV + PegIFN.
- Nhóm IIB: Gồm 20 bệnh nhân kiểu gen 6 được điều trị 24 tuần với SOF + RBV.
4.Các kỹ thuật thực hiện:
- Kiểu gen HCV : Giải trình tự trên đoạn gen NS5B (Phân loại tốt kiểu gen 1 & 6).
- FibroScan: Đo độ đàn hồi gan.
- Định lượng HCVRNA: COBAS® AmpliPrep/COBAS® TaqMan®. Công ty Roche.
- SNP rs12979860 of IL28B (Real time PCR, LightCycler 2.0 of Roche with chemicals LightMix® Kit IL28B of TIB MOLBIOL GmbH, Berlin, Germany).
5.Đáp ứng siêu vi bền vững là không phát hiện HCVRNA sau 24 tuần theo dõi. Các yếu tố tuổi, giới tính, BMI, IL28B, độ đàn hồi gan FibroScan và đã từng điều trị hay chưa được xem xét ảnh hưởng đến hiệu quả và tiên lượng điều trị.
6.Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS for Win, Version 17 với ngưỡng p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
III. Kết quả.
Bảng 1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân kiểu gen 1.
Đặc điểm |
Nhóm IA ( n = 40) |
Nhóm IB ( n = 20) |
Phái: Nam/nữ |
22/18(55%/45%) |
5/15(25%/75%) |
Tuổi ± SD |
49±11,6 |
59,5±8,3 |
BMI ± SD |
22,5±3,8 |
23,3±2 |
HCVRNA (IU/mL) |
2,215,000±4,100,144 |
1,610,000±15,022,275 |
FibroScan (kPa) |
9,95±9,57 |
16,55±34,36 |
Kiểu gen CC |
34(85%) |
18(90%) |
Bệnh nhân mới |
28(70%) |
11(55%) |
|
Bảng 2. Đặc điểm nhóm bệnh nhân kiểu gen 6
Đặc điểm |
Nhóm IIA ( n = 40) |
Nhóm IIB ( n = 20) |
Phái: Nam/nữ |
20/20(50%/50%) |
4/16(20%/80%) |
Tuổi ± SD |
57,5±10,4 |
59,5±10,9 |
BMI ± SD |
22,5±2,5 |
21,4±3,1 |
HCVRNA (IU/mL) |
2,645,000±5,852,248 |
3,955,000±12,694,843 |
FibroScan (kPa) |
9,15±9,29 |
10,7±11,59 |
Kiểu gen CC |
33(82,5%) |
17(85%) |
Bệnh nhân mới |
26(65%) |
14(70%) |
Bảng 3. HCVRNA âm tính trong và sau điều trị
Nhóm |
2 tuần |
4 tuần |
12 tuần |
24 tuần |
4 tuần sau |
12 tuần sau |
24 tuần sau |
IA |
31/40 |
40/40 |
40/40 |
|
40/40 |
40/40 |
40/40 |
IB |
12/20 |
18/20 |
20/20 |
20/20 |
18/20 |
18/20 |
18/20 |
IIA |
33/40 |
40/40 |
40/40 |
|
40/40 |
40/40 |
40/40 |
IIB |
13/20 |
19/20 |
20/20 |
20/20 |
20/20 |
20/20 |
20/20 |
Bệnh nhân tái phát thứ 1: Nam 56 tuổi, BMI=25.1, đã thất bại PegIFN + RBV, kiểu gen 1b, CC, FibroScan = F4, HCV RNA= 5.800.000 IU/mL. Bệnh nhân tái phát thứ 2: Nam 52 tuổi, BMI=24.5, chưa từng điều trị, kiểu gen 1b, CC, FibroScan= F4, HCV RNA= 3.100.000 IU/mL.
Bảng 4. Thay đổi FibroScan
Nhóm |
|
Trước điều trị |
12 tuần sau điều trị |
p |
IA |
FibroScan |
9,95± 9,57 |
9,25± 8,2 |
0,37 |
IB |
FibroScan |
16,55± 34,36 |
14± 11,12 |
0,36 |
IIA |
FibroScan |
9,15± 9,29 |
8,1± 8,19 |
0,43 |
IIB |
FibroScan |
10,7± 11,59 |
8,5± 10,97 |
0,81 |
Bảng 5. Tác dụng phụ của nhóm SOF + RBV + PegIFN.
Tác dụng phụ |
MEDIC ( n = 80 ) |
Ngưng điều trị do tác dụng phụ |
0 |
Mệt mỏi |
12(15%) |
Nhức đầu |
9(11,25%) |
Nôn ói |
1(1,25%) |
Nổi mẫn đỏ |
2(2,5%) |
Hb < 10 g/dL |
15(18,75%) |
Giảm bạch cầu |
6(7,5%) |
Giả cúm |
8(10 %) |
Trầm cảm |
0 |
Mất ngủ |
2(2,5 %) |
Bảng 6. Tác dụng phụ của nhóm SOF + RBV
Tác dụng phụ |
MEDIC ( n = 40) |
Mệt mỏi |
3(7,5%) |
Nhức đầu |
4(10 %) |
Nôn ói |
0 |
Mất ngủ |
0 |
Hb < 10 g/dL |
2(5 %) |
IV. Bàn luận
Trước đây, khi chưa có các thuốc DAA, phác đồ điều trị chuẩn cho viêm gan siêu vi C kiểu gen 1 là PegIFN + RBV, tùy theo đáp ứng điều trị mà thời gian từ 48 tuần đến có khi 72 tuần, và người bệnh nhân phải chịu nhiều tác dụng phụ có khi nặng nề, chi phí điều trị cao và hiệu quả điều trị không được như ý. Kết quả sau 48 tuần điều trị chỉ đạt SVR được 50 – 70 % 10, 12. “ Làn sóng ” các thuốc DAA ra đời, đặc biệt trong thời gian đầu với phác đồ SOF + PegIFN + RBV đã làm thay đổi hoàn toàn kết quả điều trị HCV với hiệu quả điều trị cao, thời gian ngắn, ít tác dụng phụ 1, 5. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm IA đạt tỉ lệ SVR 24 là 100 % (Bảng 3), kết quả này cũng phù hợp với 2 nghiên cứu ở người Việt Nam cho thấy phác đồ SOF + PegIFN + RBV sau điều trị 12 tuần đều đạt SVR tuần 12 ( SVR 12) là 100% 15, 16. Theo Lawitz và cộng sự, tỉ lệ SVR12 là 89% đối với kiểu gen 1 7, tuy nhiên cần lưu ý các bệnh nhân trong nhóm điều trị này chiếm chủ yếu là da trắng (79%) và da đen (17%), còn dân châu Á chiếm 2%, như vậy yếu tố chủng tộc có ảnh hưởng tới tỷ lệ SVR không cần phải xem xét và có những nghiên cứu sâu hơn. Vấn đề này đã được thấy trong điều trị HCV với phác đồ PegIFN/RBV, Ming-Lung Yu và cộng sự đã ghi nhận có tỉ lệ SVR cao hơn của các nước Châu Á so với các nước Châu Âu 10.
Tương tự với kiểu gen 1, trước đây điều trị HCV kiểu gen 6 với PegIFN/RBV phải từ 24 đến 48 tuần với tỉ lệ SVR khoảng 70 – 80 % 10, 13 với các dụng phụ của thuốc, và tùy theo đáp ứng điều trị của bệnh nhân chúng ta có thể rút ngắn thời gian điều trị còn 24 tuần theo một phân tích của Xiwei Wang và cộng sự 17. Như vậy, trong điều trị HCV với PegIFN/RBV thì kiểu gen 6 có thời gian điều trị có thể ngắn hơn và có thể SVR cao hơn khi so với kiểu gen 1. Khi điều trị HCV kiểu gen 6 với phác đồ SOF + PegIFN + RBV 12 tuần chúng tôi có kết quả SVR 24 là 100% (Nhóm IIA, bảng 3), kết quả này cũng phù hợp với 2 nghiên cứu ở người Việt Nam cho thấy phác đồ SOF + PegIFN + RBV sau điều trị 12 tuần đều đạt SVR tuần 12 là 100% 15, 16. Và hiệu quả điều trị HCV kiểu gen 6 với phác đồ SOF + PegIFN + RBV 12 tuần cũng đạt SVR 100% ở bệnh nhân Châu Á theo Ching-Lung Lai và cộng sự 4. Kết quả điều trị HCV kiểu gen 6 có SVR 12 cũng đạt 100% theo Lawitz và cộng sự 7. Như vậy khi điều trị HCV kiểu gen 6 với phác đồ SOF + PegIFN + RBV 12 tuần thì kết quả SVR 12 đạt được cao.
Khi điều trị HCV với PegIFN thì bệnh nhân vẫn còn chịu các tác dụng phụ hay gặp của PegIFN dù cho thời gian điều trị có rút ngắn đáng kể, và một số trường hợp có chống chỉ định của thuốc PegIFN thì không được sử dụng PegIFN trong điều trị HCV. Như vậy, có thể sử dụng SOF + RBV cho điều trị HCV kiểu gen 1 và 6 được không ?
Theo AASLD & IDSA tháng 8/2015, trong một số trường hợp không có chỉ định dùng PegIFN thì có thể dùng SOF + RBV điều trị HCV kiểu gen 1 trong 24 tuần 1. Trong nghiên cứu DARE-C II, M. Martinello và cộng sự nhận thấy điều trị SOF + RBV trong 6 tuần thì không hiệu quả cho viêm gan siêu vi C 11. Trong nhóm IB chúng tôi điều trị SOF + RBV 24 tuần cho kiểu gen 1 và kết quả SVR24 là 90 % (Bảng 3). Bệnh nhân tái phát: Nam 56 tuổi, BMI=25.1, đã thất bại PegIFN + RBV, kiểu gen 1b, CC, FibroScan = F4, HCV RNA= 5.800.000 IU/mL. Bệnh nhân tái phát thứ 2: Nam 52 tuổi, BMI=24.5, chưa từng điều trị, kiểu gen 1b, CC, FibroScan= F4, HCV RNA= 3.100.000 IU/mL. Khi điều trị với các DAA, vấn đề kháng thuốc đã được đề cập, tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật không cho phép nên chúng tôi không thể đánh giá vấn đề này ở 2 bệnh nhân tái phát. Trong nghiên cứu Photon-1, Mark S. Sulkowski và cộng sự điều trị HCV kiểu gen 1 với SOF + RBV đạt SVR 12 là 76% 9. Theo Anuoluwapo Osinusi và cộng sự, khi điều trị SOF + RBV liều theo cân nặng 24 tuần thì SVR 24 đạt 90 % ở nhóm bệnh nhân có độ xơ hóa nhẹ đến trung bình, còn ở nhóm bệnh nhân có độ xơ hóa bất kỳ điều trị SOF + RBV 24 tuần thì SVR 24 đạt 68% khi RBV liều theo cân nặng, và SVR24 đạt 48% khi liều RBV 600 mg/ngày 3. Trong nghiên cứu QUANTUM, khi điều trị HCV với SOF + RBV 24 tuần thì SVR 12 đạt 52 % 6.
Đối với kiểu gen 6, khi điều trị SOF + RBV trong 24 tuần chúng tôi có SVR 24 đạt 100% (Nhóm IIB, bảng 3). Ching-Lung Lai và cộng sự đánh giá hiệu quả của phát đồ SOF + RBV trong điều trị HCV kiểu gen 6 ở người Châu Á chưa từng điều trị, thời gian điều trị 12, 16, 24 tuần cũng đạt SVR 12 là 100% 4. Như vậy, bước đầu có thể phát đồ SOF + RBV với thời gian điều trị 24 tuần là hiệu quả trong điều trị HCV kiểu gen 6 ở người Châu Á, tuy nhiên cần có các nghiên cứu với số lượng nhiều hơn mới khẳng định được.
Qua kết quả điều trị của 4 nhóm ở bảng 3, chúng tôi thấy có thể đáp ứng điều trị với DAA (SOF) của kiểu gen 6 có thể tốt hơn kiểu gen 1, đó là điều mà chúng ta cũng đã ghi nhận khi điều trị PegIFN/RBV; đồng thời cũng có thể sẽ có các nghiên cứu sâu hơn để xem xét vai trò chủng tộc trong đáp ứng điều trị khác nhau của các dân tộc Châu Âu và Châu Á như đã từng ghi nhận trước đây khi điều trị với PegIFN 10.
Các tác dụng phụ xảy ra trong bảng 5 của phác đồ SOF + PegIFN + RBV đa số là do PegIFN với mức độ nhẹ, không cần phải ngưng điều trị hoặc phải giảm liều thuốc PegIFN hoặc RBV. Với nhóm điều trị SOF + RBV, các tác dụng phụ xảy ra còn ít hơn (Bảng 6), mức độ nhẹ không ảnh hưởng quá trình điều trị. Độ an toàn và sự dung nạp của phác đồ SOF + RBV là chấp nhận được, điều này cũng đã được ghi nhận trong các báo cáo trước đây 4, 6, 11.
Độ đàn hồi gan được thực hiện trước và sau điều trị 12 tuần. Trong bảng 4 cho chúng ta thấy các thay đổi không đáng kể, cả 4 nhóm đều có p > 0,05, có lẽ là do khoảng thời gian giữa 2 lần đánh giá ngắn ( ít hơn 1 năm) nên FibroScan gần như chưa có sự thay đổi rõ rệt.
Đặc điểm của 2 nhóm bệnh nhân kiểu gen 1 và 6 thể hiện ở bảng 1 và bảng 2 cho chúng ta thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 kiểu gen. Do SVR của các nhóm điều trị đều đạt được cao (≥ 90 %) nên chúng tôi không thấy được vai trò ảnh hưởng và tiên lượng điều trị của các yếu tố như tuổi, giới tính, BMI, độ đàn hồi gan FibroScan và yếu tố đã từng điều trịhay chưa điều trị. Yếu tố kiểu gen IL28B cũng không giữ vai trò tiên lượng trong đáp ứng điều trị, điều này cũng đã được đề cập trong hướng dẫn điều trị HCV của EASL 2015 5.
V. Kết luận
Phác đồ SOF + RBV ± PegIFN thì hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn kiểu gen 1 và 6 ở bệnh nhân Việt Nam. SVR của kiểu gen 6 tốt hơn kiểu gen 1. SVR ở nhóm bệnh nhân chưa từng hoặc đã từng điều trị giống nhau. Kiểu gen IL28B không có ý nghĩa tiên lượng SVR.
Tài liệu tham khảo
1, AASLD and IDSA. Recommendations for Testing, Managing, and Treating Hepatitis C. Updated. August 11, 2014.
2, AASLD and IDSA. Recommendations for Testing, Managing, and Treating Hepatitis C. Updated. September 16, 2016.
3, Anuoluwapo Osinusi, Eric G. Meissner, Yu-Jin Lee et al. Sofosbuvir and Ribavirin for Hepatitis C Genotype 1 in Patients With Unfavorable Treatment Characteristics. : A Randomized Clinical Trial. JAMA August 28, 2013, Vol 310, No. 8.
4, Ching-Lung Lai, Wan-Long Chuang, Tarek Hassanein et al. Sofosbuvir and Ledipasvir/Sofosbuvir for the Treatment of Patients With Chronic Genotype 6 Hepatitis C Virus Infection: Integrated Analysis of Phase 2 and Phase 3 Studies. (APASL) 25th Conference of the Asian Pacific Association for the Study of the Liver Feb 20-24 2016, Tokyo, Japan. http://www.natap.org/2016/APASL/APASL_27.htm.
5, EASL Recommendations on Treatment of Hepatitis C 2015.
6, J.P. Lalezari, D.R. Nelson, R.H. Hyland et al. ONCE DAILY SOFOSBUVIR PLUS RIBAVIRIN FOR 12 AND 24 WEEKS IN TREATMENT-NA¨IVE PATIENTS WITH HCV INFECTION: THE QUANTUM STUDY. Journal of Hepatology 2013 vol. 58 |
S229–S407. Poster 845 tại EASL năm 2013.
7, Lawitz A., Mangia A., Wyles D. et al. Sofosbuvir for Previously Untreated Chronic Hepatitis C Infection. The New England Journal of Medicine, 368;20, may 16, 2013, p 1878 – 1887.
8, Lê Ngọc Châu, Nguyễn Mai Trinh, Trần Thị Thanh Thanh và cộng sự. Đặc điểm phân tử của vi rút viêm gan C (HCV) ở miền nam Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2016. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt 2016, trang 36.
9, Mark S. Sulkowski, Susanna Naggie, Jacob Lalezari et al. Sofosbuvir and Ribavirin for Hepatitis C in Patients With HIV Coinfection. JAMA. 2014;312(4):353-361.
10, Ming-Lung Yu, Wan-Long Chuang. Treatment of chronic hepatitis C in Asia: When East meets West. Journal of Gastroenterology and Hepatology 24 (2009) 336–345.
11, M. Martinello, E. Gane, M. Hellard et al. Sofosbuvir and ribavirin for six weeks is not effective among people with recent HCV infection: The DARE-C II study.
HEPATOLOGY, Viral Hepatitis. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/hep.28844/abstract.
12, Phạm Thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt. Thời gian điều trị tối ưu đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính genotype 1. Tạp chí Gan Mật Việt Nam số 13, 2010, 15-22.
13, Pham Thi Thu Thuy, Chalermrat Bunchorntavakul, Ho Tan Dat, K. Rajender Reddy. A randomized trial of 48 versus 24 weeks of combination pegylated interferon and ribavirin therapy in genotype 6 chronic hepatitis C. Journal of Hepatology, Volume 56 No. 5 MAY 2012: 1012 – 1018.
14, Phạm Thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt. Tỉ lệ khác nhau của kiểu gen siêu vi viêm gan C với 2 vùng giải trình tự khác nhau: 5’NC và NS5B của bệnh nhân Việt Nam tại trung tâm y khoa MEDIC. Tạp chí gan mật Việt Nam, số đặc biệt phục vụ hội nghị gan mật toàn quốc lần thứ IX, số 29 – 2014, 10 – 19.
15,Trương Bá Trung. Hiệu quả phác đồ điều trị 12 tuần sofosbuvir/peginterferon/ribavirin ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C chưa điều trị có kiểu gen 1, 6 trong thực tế lâm sàng. Tạp chí gan mật Việt Nam, số 35 quý II 2016, trang 9 – 13.
16, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Nguyên Huyền, Phạm Hồng Quảng, Nguyễn Tuấn Thành, Phạm Văn Phúc . Hiệu quả điều trị của phác đồ “ Peg-interferon + Ribavirin + Sofosbuvir ” trên bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tại bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương. Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2016. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt 2016, trang 36.
17, Xiwei Wang, Fen Liu, Fang Wei, Hong Ren, Huaidong HU. Efficacy and Safety of Pegylated Interferon Plus Ribavirin Therapy for Chronic Hepatitis C Genotype 6: A Meta- Analysis. PLOS ONE | www.plosone.org. June 2014 | Volume 9 | Issue 6 | e100128.
18, WHO April 2016. GUIDELINES FOR THE SCREENING, CARE AND TREATMENT OF PERSONS WITH CHRONIC HEPATITIS C INFECTION.