Có
2 bệnh nhân có xuất hiện sự ức chế tủy ,gây giảm dòng
tế bào máu trầm trọng.
Bảng
7 cho biết đăc điểm của 2 bênh nhân này. Bệnh nhân nữ bị
giảm tiểu cầu buộc phải ngưng điều trị ,bệnh nhân nam sau khi
giảm liều thì bạch cầu hạt tăng lại nên vẫn tiếp tục điều
trị .
Bảng
7.Ðặc điểm của hai bệnh nhân phát triển tác dụng phụ về
huyết học đe dọa tính mạng trong quá trình điều trị IFN
N |
Tuổi |
Phái |
Loại
viêm gan |
Liều
IFN MUI/w |
Onset* (tuần) |
Tiểu
cầu Bắt
đầu
Trong
lúc điều
tri IFN |
Bạch
cầu Bắt
đầu Trong
lúc điều
tri IFN |
1 1 |
53 43 |
F M |
C C |
9 9 |
8 8 |
110,000
30,000 |
1900
700 |
*Thời
điểm xuất hiện triệu chứng sau khi điều tri IFN
Những
tác dụng phụ đe dọa tính mạng và sự xuất hiện những bênh
lý ngoài gan quan trọng đều là các tác dụng phụ nặng. Bảng
8 cho thấy mối liên quan giữa các tác dụng phụ này với đặc
điểm lâm sàng của bệnh nhân. Các tác dụng phụ này xảy
ra ở nữ nhiều hơn nam ,xảy ra như nhau ở các lứa tuổi và
các loại viêm gan
Bảng
8.Liên quan giữa tác dụng phụ năng của 50 bệnh nhân điều
tri IFN với đặc điểm lâm sàng
|
NO |
Số
cas có tác dụng phụ (%) |
P |
tuổi |
|
|
|
>40 |
24 |
7(29.16%) |
>0.05 |
<40 |
26 |
8(30.76%) |
|
Sex |
|
|
|
Females |
6 |
5(83.33%) |
<0.001 |
Males |
44 |
8(18.18%) |
|
Etiology |
|
|
|
C |
20 |
7(35%) |
>0.05 |
B,B+C |
30 |
8(26.67%) |
|
IV.
BÀN LUẬN
Alfa
interferon là một cytokin có tác dụng kháng virus ,nhưng quá trình
hoạt động của nó phát sinh nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn
,những tác dụng phụ phổ biến gặp ở hầu hết các bênh
nhân ,nó không phụ thuộc vào yếu tố lâm sàng cũng như liều
lượng và thời gian điều trị ,nhưng có thể khắc phục
được và người thầy thuốc phải biết trấn an bệnh nhân.So
với tác giả Dusheiko (Giáo sư Học viện hoàng gia Anh ,1993) cho
ở bảng 9 thì thấy tỉ lệ găp phải trong nghiên cứu của chúng
tôi gần như thương đương.Nguyên nhân của các tác dụng phụ
này thì người ta chưa biết rõ.
Bảng
9.
TRIỆU
CHỨNG |
MEDIC(%) |
DUSHIEKO(%) |
Nhức
đầu |
70 |
82 |
Mệt
mõi |
80 |
67 |
Sốt |
44 |
45 |
Rét
run |
28 |
44 |
Ðau
cơ |
34 |
55 |
Ðau
khớp |
14 |
44 |
Ðau
lưng |
22 |
36 |
Ðau
bụng |
16 |
39 |
Buồn
nôn |
10 |
35 |
Mất
ngủ |
16 |
30 |
Dễ
bị kích thích |
24 |
28 |
Trầm
cảm |
12 |
25 |
Chán
ăn |
30 |
17 |
Chóng
mặt |
14 |
24 |
Rối
loạn tiêu hóa |
18 |
18 |
Lo
lắng |
14 |
18 |
Cảm
cúm |
60 |
11 |
Ngứa |
4 |
13 |
Dễ
xúc động |
8 |
11 |
Rối
loạn kinh nguyệt |
2 |
9.4 |
Quan
trọng vẫn là sự phát sinh những bệnh lý ngoài gan trong quá
trình điều tri IFN. Nhiều tác giả cho rằng do sự rối loạn về
miễn dịch sẵn có trong bệnh nhân viêm gan mãn tính ,ảnh hưởng
về miễn dịch của IFN đã làm phát sinh bệnh tự miễn ,phổ
biến là bệnh về tuyến giáp , có thể có bênh tiểu đường
phụ thuộc Insulin.Theo Hiệp hội nghiên cứu về gan ở Ý ,năm
1993 qua 11.241 bệnh nhân nghiên cứu người ta thấy rằng kháng
thể tự miễn xuất hiện ở bệnh nhân đang điều trị IFN có
thể là từ 18% đến 85% .Ở chúng tôi không có điều kiện
xét nghiệm tất cả các loại kháng thể tự miễn ,chỉ xét
nghiệm được kháng thể kháng nhân nhưng không thấy bệnh nhân
nào có kết quả dương tính.Ðồng thời cũng trong nghiên cứu
này người ta cũng chưa xác định được tỉ lệ xuất hiện bệnh
tự miễn ở bệnh nhân viêm gan siêu vi mãn tính mà không điều
trị IFN.Vì vậy sự rối loạn về miễn dịch ,sự xuất hiện kháng
thể tữ miễn có liên quan đến IFN như thế nào chúng ta cần
nghiên cứu thêm.
Theo
kết quả của Hiệp hội nghiên cứu gan ở Ý thì tỉ lệ xuất
hiện bệnh lý ngoài gan chỉ 1,2 % trong khi của chúng tôi 26% ,tác
dụng phụ đe dọa tính mạng 0,07% của
chúng tôi 4%,tử vong 0,04%v của chúng tôi 0%.Tỉ lệ xuất hiện
bệnh lý ngoài gan của chúng tôi cao có lẽ do hệ miễn dịch
người Việt Nam khác người châu Âu ,hơn nữa chúng tôi cần
phải điều tri nhiều hơn nữa mới có tỉ lệ chính xác hơn.
Tuy nhiên ở tác dụng phụ này chúng tôi chỉ có 30,76% bệnh
nhân cần điều trị còn lại là tự hồi phục còn ở tài
liệu nước ngoài 60 % điều trị chỉ 40% tự hồi phục.Trong 6 bệnh
nhân tử vong ở Ý có 4 trường hợp là xơ gan ,5 trường hợp
viêm gan siêu vi C , có thể chúng tôi không dùng IFN cho bệnh
nhân xơ gan nên tránh được tai biến tử vong .Các tác giả
cho rằng chính IFN phát sinh yếu tố độc tính cho gan ,làm tăng
hủy hoại tế bào gan và làm suy gan qua cơ chế miễ dịch.Trong 4
trường hợp có tác dụng phụ đe dọatính
mạng ở Ý đều là viêm gan siêu vi C ,2 trường hợp
của chúng tôi cũng là viêm gan siêu vi C.Vì vậy các tác giả
đều cho rằng viêm gan siêu vi C điều trị IFN dễ xảy ra tác dụng
phụ nguy hiểm mà không hề có liên quan đến liều lượng hay
thời hian điều trị.
V.KẾT
LUẬN
Hiện
nay alfa interferon được xem là thuốc điều trị viêm gan siêu vi
mãn tính hữu hiệu nhất mặc
dù có nhiều tác dụng phụ .Những tác dụng phụ phổ biến
chúng ta có thể giảm bớt được bằng acetaminophen .Những tác
dụng phụ quan trọng có thể dự đoán được một phần và
biết được yếu tố nguy cơ. Tác dụng phụ đe dọa tính mạng
và tử vong hay xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi,bệnh nhân viêm gan siêu vi C,bệnh
nhân xơ gan.Sự xuất hiện bệnh lý ngoài gan liên quan đến nữ
nhiều hơn nam ,thời gian dùng thuốc càng dài và liều càng
cao thì càng dễ xảy ra.Tuy nhiên đa số đều phục hồi sau khi
ngưng điều trị.Từ ngững nghiên cứu về tác dụng của
IFN nhiều tác giả đã đưa ra chống chỉ định khi điều trị IFN:
trầm cảm trầm trọng,xơ gan mất bù, xơ gan và tăng áp lực
tỉnh mạch cửa,viêm gan tự miễn, cường giáp ,thai kỳ,động
kinh, bệnh mạch vành,đang dùng các loại thảo dược ,tiểu
đường cao huyết áp ,bệnh lý võng mạc,giảm tiểu cầu ,giảm
bạch cầu ,thiếu máu, có nồng độ kháng thể tự miễn cao.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.F.Bailly
,A.Mattei, S.N.SiAhmed and C.Trepo. Uncomm side effects of interferon. Journal
of viral hepatitis ,1997,4 (Supple 1 )89-94
2.
Gray l.Davis.Johnsn Y . N.Lau .Gastroenterology vol 3 .1995 Chapter 109 ,pages
2102-2103
3.Geoffrey
Dusheiko .Side effects of Alfa
interferon in chronic hepatitis C ,Hepatology 1997 vol 26,No 3 ,supple 1 , pages
1125-1195
4.Giovanna
Fattovich et al .A survey of adverse events in 11241 patients with chronic viral
hepatitis treated with alfa interferon . Journal of Hepatilogy 1996 :24:38-47
5.
Jay .H.Hoofnagle Gastroenterology vol 3 .1995 Chapter 108 ,pages 2076-2079
6.Sheila Sherlock Disease of the liver and biliary system 1997 chapter 7 Chronic hepatitis 320-321