BỆNH GAN Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

 

Ở người lớn tuổi khi bị bệnh thường khó điều trị và khó phục hồi hơn ở người trẻ, điều này càng thấy trong bệnh lý gan. Biểu hiện lâm sàng, tiên đóan bệnh và phương pháp điều trị cho những bệnh gan có thể khác nhau theo lứa tuổi – bệnh người già khác với bệnh ở người trẻ.Lượng máu chảy về gan, kích thước gan, và khả năng phục hồi của gan giảm theo tuổi. Kết quả suy giảm này có thể biểu hiện qua việc giảm quá trình trao đổi chất của một số thuốc, hay biểu hiện suy giảm khả năng phục hồi ngay của gan sau một số bệnh như Viêm gan do virus.Một số bệnh như suy gan kịch phát và viêm gan do thuốc thường trầm trọng và tiên lượng xấu ở người già hơn người trẻ.Sự tiến triển thành carcinoma tế bào gan thường liên quan trực tiếp đến quá trình xơ gan. Vì thế bệnh nhân xơ gan lớn tuổi phải được tầm sóat Ung thư gan thường quy.

I.NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN SINH HÓA VÀ TẾ BÀO Ở BỆNH GAN LỚN TUỔI

1.TỔNG QUAN:

  1. Quá trình lão hóa ảnh hưởng đến gan nhưng với mức độ nhẹ hơn các cơ quan khác của cơ thể.
  2. Lưu lượng máu chảy về gan và kích thước gan giảm dần ở tuổi già; những thay đổi này có thể làm giảm chức năng sinh hóa và tế bào ở gan.
  3. Những thay đổi này có tầm quan trọng đáng kể vì  người lớn tuổi chiếm tỉ lệ lớn trong việc sử dụng thuốc kê đơn. Rất nhiều các thuốc đó chuyển hóa qua gan.

2.NHỮNG THAY ĐỔI SINH HÓA VÀ TẾ BÀO Ở BỆNH GAN LỚN TUỔI.

  1. Tuổi của tế bào gan được thể hiện đầu tiên bởi sự giảm sản xuất các Protein gan, tích lũy các protein bất thường ở tế bào gan.
  2. Những thay đổi mô học ở tế bào gan lớn tuổi bao gồm: tăng kích thước tế bào, tăng số lượng nhân bất thường, tăng tần số bất thường nhiễm sắc thể. Ngoài ra còn có tăng về khối lượng và số lựong các lysosomes.

 

Các Protein tích lũy ở gan lớn tuổi

Glucose -6-phosphate dehydrogenase

Phosphoglycerate kinase

NADP cytocrome c reductase

Superoxide dismutase

Aminoacyl-tRNA synthetase

  1. Lipofuscin( cản trở , quấy phá quá trình sinh hóa xảy ra trong tế bào gan) là dấu hiệu thường gặp khi sinh thiết gan thực hiện ở bệnh nhân lớn tuổi.
  2. Theo lứa tuổi tế bào gan ít nhạy cảm với Insulin và corticosteroids. Do đó có sự giảm giải mã và tổng hợp Protein. Đây có thể là dấu hiệu chính của qua 1trình lão hóa.

 

II.SINH LÝ BỆNH

1. TỔNG QUAN

  1. Các test sinh hóa gan thường quy, như là serum albumin, men gan, bilirubin…không thay đổi quan trọng khi tuổi lớn dần.
  2. Những thay đổi liên quan đến tuổi bao gồm: giảm trọng lượng gan, dòng máu chảy đến gan, chuyển hóa thuốc, giảm đáp ứng đối với các yếu tố tăng trưởng và hocmôn, giảm phục hồi.

2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHUYỂN HÓA THUỐC

  1. Sự thải trừ các lọai thuốc được chuyển hóa qua gan bởi hệ thống cytochrome-P 450 ( ví dụ: midazolam, phenytoin, propanolol, và acetaminophen)  giảm ở người lớn tuổi. Tuy nhiên họat tính men của cytochrome P-4503A và P4502E 1 không thay đổi theo tuổi già; vì thế người già cũng có thể nhạy cảm với các thuốc độc gan như: acetaminophen và ethanol.
  2. Các cơ chế khác góp phần làm suy giảm quá trình thanh lọc thuốc tại gan. Đó là: giảm 40% thể tích gan, 50% lựơng máu chảy đến gan – hai yếu tố này chịu trách nhiệm cho việc thanh lọc các thuốc trao đổi qua gan nhiều như là: propanolol.
  3. Khối lượng phân phối các thuốc tan trong nước thường giảm ở bệnh nhân lớn tuổi, do gia tăng tỉ lệ mỡ cơ thể / nước cơ thể. Mặc dù chuyển hóa Ethanol cơ bản không thay đổi theo tuổi già nhưng người ta thấy rằng mức Ethanol trong máu tăng cao ngay sau đợt hấp thu Ethanol do giảm thể tích phân phối.
  4. Sự giảm dòng máu chảy qua gan liên quan đến tuổi hầu hết do nguyên nhân giảm dòng máu TM Cửa. Nguyên nhân giản dòng máu TM Cửa chưa được biết nhưng có thể do xơ vữa động mạch, kết quả làm giảm dòng máu động mạch mạc treo.

3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHUYỂN HÓA CHOLESTEROL

  1. Thành phần Cholesterol của mật gia tăng theo tuổi già cũng như chỉ số tạo sỏi, do sự kết hợp giửa sự gia tăng bài tiết cholesterol và giảmsản xuất acid mật.
  2. tần suất sỏi mật gia tăng theo tuổi. Khỏang 40 -60% bệnh nhân trong thập niên 80 sẽ có sỏi mật . Những biến chứng của bệnh sỏi mật sẽ diễn tiến nặng hơn ở người lớn tuổi.

 

III.BỆNH GAN Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

1. VIÊM GAN VIRUS CẤP TÍNH

Ở bệnh nhân lớn tuổi, quá trình diễn tiến biến viêm gan do virus cấp tính kéo dài hơn, nặng hơn và thầm lặng hơn  ở bệnh nhân trẻ . Điều này có thể do tuổi tác lớn làm giảm khả năng miễn dịch.

a.Viêm gan A:

b.Viêm gan B và D:

c.Viêm gan C:

d.Viêm gan do các nguyên nhân khác:

2. VIÊM GAN DO VIRUS MÃN TÍNH

 

3. NHIỄM ĐỘC GAN DO THUỐC

( 1980) nhận thấy rằng tần suất các phản ứng phụ của thuốc xảy ra ở gấp 3 lần ở những người sử dụng  6 lọai thuốc   so với những người chỉ sử dụng một lọai thuốc.

4. BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU ( NAFLD)

Chiếm 20% dân số , thường xảy ra ở người béo phì, tiểu đường , cao huyết áp.  Khỏang 10% có khả năng tiến đến xơ gan , suy gan , ung thư tế bào gan

5. BỆNH GAN TỰ MIỄN

* Viêm gan tự miễn điển hình xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên. Điều trị thường khó khăn do tác dụng phụ của quá trình điều trị corticoids kéo dài trên những phụ nữ sau mãn kinh – đã có sẵn nguy cơ cao các bệnh lõang xương, cao HA , glaucome, béo phì…

6. BỆNH GAN DO RƯỢU

(xem bài bệnh gan do rượu)

7. BỆNH GAN CHUYỂN HÓA

 

  8. AP- XE  GAN:

9. SỎI MẬT (xem bài sỏi mật)

(Xem bài về sỏi mật)

10. U GAN

Bệnh nhân lớn tuổi và xơ gan có nguy cơ cao HCC. Thường có sự kết hợp rõ ràng giữa quá trình xơ gan và tiến triển thành HCC. Ở các nước phương Tây: 50% bệnh nhân trên 60 tuổi xơ gan tiến triển thành HCC, 40% trên 70 tuổi.
Tầm sóat để phát hiện HCC nên được thực hiện  sớm như đã miêu tả trong bài xơ gan;

 

11. SUY GAN CẤP :

Suy gan đột ngột (FHF: Fulminant Hepatic failure)

                        Tần suất sống còn của FHF theo lúa tuổi

Lứa tuổi

Hepatitis B

Non-A, non-B hepatitis

15-24

40%

20%

25-44

35%

5%

45+

15%

0

Theo the American Gastroenterological Association Teaching File (1988)

 

IV.BIẾN CHỨNG XƠ GAN Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

1/Tăng áp lực tỉnh mạch  cửa: người lớn tuổi nhập viện thường do chảy máu ồ ạt do vỡ tỉnh mạc thục quản và thường là nguyên nhân tử vong. Việc phục hồi sau khi có báng bụng , xuất huyết thường khó và hay tái phát , khả năng sống còn kém hơn người trẻ.
2/Ung thư tế bào gan: thuờng khó điều trị , khả năng sống còn thấp
3/ Orthotopic liver transplantation (OLT): Ghép gan không có chỉ định cho người quá lớn tuổi . Ở lứa tuổi 60---65 khả năng sống còn sau ghép gan không cao và ít có chỉ định.



Home Page | Tài liệu chuyên môn | Bạn cần biết | Thông tin hội nghị | Liên hệ

Copyright © 2005 Dr. Phạm Thị Thu Thủy - Khoa gan - Trung tâm Y khoa Tp. Hồ Chí Minh